Phòng bệnh Uốn Ván

BỎ QUA giai đoạn vàng tiêm phòng uốn ván, KHÔNG tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác ngoài lao và viêm gan B, bé 18 tháng tuổi (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đột nhiên bị uốn ván, sốt cao 5 ngày, không há được miệng do cứng hàm, khó ăn uống, thỉnh thoảng ưỡn cong người và tím môi khi gồng…

Điều trị uốn ván rất phức tạp, có khi phải mở khí quản, thở bằng máy nếu trẻ suy hô hấp nặng và đa phần để lại di chứng thần kinh, tỷ lệ tử vong cao khi có biến chứng.

Đừng coi thường bệnh uốn ván, bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, với những biến chứng NẶNG NỀ:

Co thắt hầu họng, thanh quản gây ngừng thở, sặc, trào ngược dịch dạ dày vào phổi;

Xuất hiện nhiễm trùng như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mở khí quản, viêm nơi tiêm truyền tĩnh mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Rối loạn thăng bằng nước và điện giải, suy thận, nguy cơ tử vong cao kèm theo các biến chứng khác như suy dinh dưỡng, cứng khớp, loét vùng tỳ đè, đứt lưỡi do cắn phải gãy răng…

Tiêm phòng uốn ván cho người lớn, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng bệnh HIỆU QUẢ.

Vắc xin uốn ván cho người lớn: Vắc xin Boostrix (Bỉ), Adacel (Canada), Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Việt Nam).

Vắc xin uốn ván cho trẻ từ 2 tháng tuổi: Vắc xin Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ), Pentaxim (Pháp).

Vắc xin uốn ván cho bà bầu: VAT (Việt Nam).

TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH – VÌ LỢI ÍCH CỦA THẾ HỆ TƯƠNG LAI

Nguồn: VNVC, BYT

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15

– Thứ bảy: 7h15 – 11h30

Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042