Mùa đông không khí hanh khô càng làm cho làn da khô và bong tróc. Chúng tôi đã tìm gặp Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Triều Hải – Bác sĩ Nội thẩm mỹ – Da liễu – Trung Tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để được tham về vấn đề Khô da
Da khô là một tình trạng được biểu hiện qua việc ngứa và nứt da. Biểu hiện này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể đơn thuần là do da khô tự nhiên. Tuy vậy, tình trạng này cũng có thể thỉnh thoảng xảy ra đối với những người có làn da thiên nhờn.
Hiện tượng khô da có thể xuất hiện ở mọi vùng trên cơ thể, nhiều nhất là ở vùng bàn tay, cánh tay và chân. Trong nhiều trườnghợp, da khô có thể được điều trị bằng việc thay đổi lối sống hoặc đơn giản là sử dụng các loại kem dưỡng ẩm. Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, bạn nên được kiểm tra với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị.
Rửa tay thường xuyên và khử trùng tay cũng có thể làm da tay bị khô. Lúc này, việc sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần rửa tay là rất hữu ích.
Da khô là tình trạng da thiếu độ ẩm, làn da trở nên thô ráp, sần sùi, có thể bị bong tróc, nứt nẻ gây không ít phiền toái cho vẻ ngoài cũng như cuộc sống của bạn.
Các loại da khô
Điều kiện thời tiết khô hoặc tiếp xúc nhiều với nước nóng hoặc một số hoá chất có thể làm da khô. Da khô cũng có thể là kết quả của một số bệnh tiềm ẩn. Viêm da là thuật ngữ y tế để miêu tả tình trạng da cực khô. Có một số loại viêm da khác nhau:
- Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da phản ứng với một tác nhân bên ngoài, gây viêm cục bộ. Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da tiếp xúc với một chất hoá học mạnh như thuốc tẩy. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra khi da tiếp xúc với một chất mà cơ thể bị dị ứng, chẳng hạn như Niken.
- Viêm da tiết bã: Viêm da tiết bã xảy ra khi da có quá nhiều dầu dẫn đến những phát ban đỏ có vảy, thường xuất hiện trên da dầu. Loại viêm da này phổ biến ở trẻ sơ sinh.
- Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng còn được gọi là bệnh chàm. Đây là một tình trạng viêm da mãn tính gây ra các mảng khô xuất hiện trên da. Tình trạng này phổ biến ở trẻ nhỏ,
Các điều kiện khác như bệnh vảy nến hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể khiến cho da bị khô.
Da khô có bình thường không?
Câu trả lời đơn giản là có. Khi già đi, da của bạn sẽ có xu hướng khô hơn theo thời gian. Đến năm 60 tuổi, hầu như tất cả mọi người đều sẽ có vấn đề với tình trạng da khô.
Điều gì gây ra da khô?
Da khô xảy ra khi da mất nước quá nhanh dẫn đến không đủ nước cung cấp cho da. Da khô có thể xảy đến bất cứ ai. Tuy nhiên có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc khô da, bao gồm:
- Tuổi: người lớn tuổi có nhiều khả năng bị khô da. Khi già đi, lỗ chân lông sẽ tiết ra ít dầu hơn gây nguy cơ khô da.
- Tiền sử bệnh: Nguy cơ bị bệnh chàm và viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ cao hơn nếu như trong gia đình từng có người bị mắc những bệnh này.
- Mùa: Da khô sẽ phổ biến hơn trong những tháng mùa thu hoặc mùa đông do độ ẩm tương đối thấp. Vào mùa hè, độ ẩm không khí cao hơn sẽ giảm nguy cơ bị khô da.
- Thói quen dùng nước nóng: Thường xuyên tắm, rửa mặt hoặc rửa tay với nước nóng có thể làm tăng khả năng bị khô da.
Nước nóng cũng là một nguyên gây nên tình trạng khô da
Da khô nghiêm trọng và mãn tính
Mặc dù hiện tượng khô da khá phổ biến, một số người có thể bị khô da nghiêm trọng. Điều này có nghĩ là làn da bị bong tróc, bị kích thích hoặc viêm nhiều hơn bình thường dẫn đến khó điều trị thành công.
Điều gì gây ra da khô mãn tính?
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến da khô nghiêm trọng và mãn tính, bao gồm: thuốc, tuổi già, thiếu vitamin, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh thận, hoá trị liệu, biếng ăn, rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da.
Triệu chứng da khô
Một vài triệu chứng của da có thể dẫn đến việc điều trị hoặc thay đổi lối sống. Các triệu chứng này bao gôm
- Kết cấu vảy hoặc thô của da.
- Nhiễm trùng
- Da nứt nẻ
- Lột da
Da khô có thể gây mụn trứng cá
Nhiều người cho rằng mụn trứng cá chỉ có thể xuất hiện khi da nhờn. Điều này không đúng đối với mọi trường hợp, da khô cũng có thể gây mụn trứng cá.
Nhằm giảm tình trạng da khô và cả mụn trứng cá, hãy xem xét tiếp tục chăm sóc da như bình thường nhưng vẫn sử dụng kem dưỡng ẩm cho da mụn 2 lần một ngày. Cũng cần tránh mọi loại hoá chất, bao gồm cả trà và thức uống có cồn vì chúng có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng khô da.
Điều trị cho da khô
Kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây khô da. Trong một số trường hợp, việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu là cần thiết để giải quyết tình trạng này. Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc mỡ, kem dưỡng da kê đơn hoặc không kê đơn có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị.
Làm thế nào để ngăn ngừa da khô?
Những thay đổi lối sống hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng da khô. Những thay đổi được khuyến nghị bao gồm:
- Tránh sử dụng nước nóng để tắm hoặc rửa mặt, rửa tay
- Tắm cách ngày thay vì hàng ngày
- Giữ thời gian tắm ít hơn 10 phút
- Sử dụng xà phòng dưỡng ẩm
- Dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hoặc rửa tay
- Thấm người nhẹ nhàng sau khi tắm thay vì chà xát
- Thay khăn tắm mềm
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
- Uống đủ nước
- Thay đổi thói quen chăm sóc da theo chỉ dẫn của bác sĩ
Việc lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp là rất quan trọng. Nếu da cực kì khô, hãy tìm một sản phẩm dưỡng ẩm gốc dầu. Trong những tháng mùa hè, khi độ ẩm cao, hãy xem xét chuyển sang một sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ hơn từ gốc nước.
Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng da dạng lỏng giàu chất làm ẩm da có thể khắc phục da khô
Kết luận
Nếu tình trạng khô da chỉ xảy ra thỉnh thoáng, tình trạng này có thể được ngăn ngừa và xử lý bằng những thay đổi lối sống đơn giảm và sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày. Nếu tình trạng này ngày càng nghiêm trọng, cần phải khám và được chỉ định bởi bác sĩ.
Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, viêm da có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điều trị sớm sẽ giúp tình trạng khô da được cải thiện sớm hơn. Việc này cũng giảm nguy cơ biến chứng như vết thương hở và nhiễm trùng da.
Tác giả: CN Nguyễn Nhật Phúc
Nguồn: Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
CS1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Tp. Đà Lạt
CS2: 5 Thống Nhất, TT. Liên Nghĩa, H. Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt