TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẮC-XIN ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể là một loại miễn dịch tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này sẽ mất đi sau khi trẻ ngừng bú mẹ. ngoài ra, một số trẻ sơ sinh thậm chí không được bú sữa mẹ.

Mặc dù trẻ có được bú sữa mẹ hay không, vắc-xin luôn có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh. Vắc-xin cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh từ những người xung quanh thông qua miễn dịch cộng đồng.

Vắc-xin hoạt động bằng cách mô phỏng một loại bệnh nhất định nhưng không gây ra những triệu chứng có thể có của bệnh. Điều này sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể.

Những kháng thể được tạo ra nhằm chống lại những căn bệnh mà vắc-xin ngăn ngừa. Với cơ thể đã được kích thích để tạo kháng thể, hệ miễn dịch của trẻ có thể chống lại những vi khuẩn hoặc virus gây bệnh trong tương lai.

Lịch trình tiêm chủng

Vắc-xin không được tiêm ngay sau khi trẻ sinh. Mỗi loại vắc-xin được sử dụng tại một thời điểm khác nhau, hẩu hết sẽ được tiêm trong suốt 24  tháng đầu đời của trẻ. Ngoài ra, những loại vắc-xin khác nhau sẽ được tiêm tại những giai đoạn khác nhau và liều lượng khác nhau.

Để biết lịch trình tiêm chủng của trẻ, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế.

Sau đây là một lịch trình tiêm chủng của Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt khuyến nghị cho trẻ, lịch trình này bao gồm loại và liều lượng vắc-xin cơ bản cho trẻ mà CDC khuyên dùng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể có lịch trình tiêm vắc-xin khác dựa trên tình trạng sức khoẻ.

  1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh):
  • Vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Heberbiovac/ Hepavax gene liều sơ sinh phòng bệnh Viêm gan B, tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
  • Vắc xin BCG liều sơ sinh phòng bệnh lao.
  • Huyết thanh Phòng Viêm gan siêu vi B Hepabig, Immunoglobin, tiêm ngay giờ đầu sau sinh cho trẻ có mẹ bị mắc bệnh Viêm gan siêu vi B
  1. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi:
  • Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) dạng 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) hoặc dạng 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Tiêm mũi 1.
  • Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam) phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy cấp. (liều 1)
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 1)
  1. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi:
  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
  • Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).
  1. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi:
  • Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2).
  • Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3).
  1. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi:
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp), Vaxigrip 0.25ml (Pháp), Influvac tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
  1. Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi:
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
  • Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi.
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu.
  • Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng Viêm não Nhật Bản.
  • Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  1. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ), MMR AD (Ấn độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (Nếu chưa tiêm Varilrix)
  • Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).
  1. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi:
  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B)
  • Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bênh viêm gan A (mũi nhắc)
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp), ), Vaxigrip 0.25ml (Pháp), Influvac tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm)
  1. Tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi:
  • Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
  • Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI phòng bệnh thương hàn.
  • Vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).

Vắc-xin có nguy hiểm không?

Câu trả lời đơn giản là không. Vắc-xin đã được chứng minh là an toàn đối với trẻ em. Không có bằng chứng cho thấy vắc-xin gây tự kỷ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật CDC.

Ngoài việc hoàn toàn an toàn, vắc-xin đã được chứng minh là có thể bảo vệ trẻ em khỏi một số bệnh rất nguy hiểm. Nhiều người bị bệnh nặng hoặc thậm chí từ vong do những bệnh mà vắc-xin có thể ngăn ngừa. Trong thực tế, ngay cả bệnh thuỷ đậu cũng có thể gây tử vong.

Nhờ vắc-xin, những bệnh trên đã giảm đáng kể trong thời điểm hiện tại, trừ cúm.

Vắc-xin có thể gây một vài tác dụng phụ nhẹ như đỏ và sưng tại vị trí tiêm. Những triệu chứng này sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như phản ứng dị ứng vắc-xin, là rất hiếm. Những nguy cơ từ bệnh lớn hơn nhiều so với rủi ro gặp tác dụng phụ từ vắc-xin. Để biết thêm thông tin về sự an toàn của vắc-xin đối với trẻ em, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

TÓM TẮT

Vắc-xin là một công cụ hiệu quả và cần thiết để giữ cho trẻ an toàn và khoẻ mạnh.nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vắc-xin như lịch trình tiêm chủng, liều lượng vắc-xin hoặc cách bổ sung nhằm bắt kịp lịch trình tiêm trong trường hợp trẻ không được tiêm ngừa đủ từ khi sinh, hãy đến thăm khám tại Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Tác giả: CN Nguyễn Nhật Phúc

Theo Healthline

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30

– Thứ bảy: 7h00 – 11h30

Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042