Các loài động vật nguy hiểm là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ và những hậu quả khó lường. Nó có thể gây từ vong cho người bị cắn bất cứ lúc nào nếu chúng ta không biết cách xử trí.
Cách xử lý vết thương ngay sau khi bị cắn :
Đừng chủ quan bởi bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, gây chết người và không có thuốc chữa. Cần tiêm huyết thanh kháng dại và tiêm phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị cắn để phòng chống bệnh dại.
WHO khuyến cáo, ngay sau khi bị cắn nên dùng chế độ dự phòng sau phơi nhiễm (tiêm huyết thanh kháng dại và tiêm phòng dại), đồng thời theo dõi chó/mèo gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày.
Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, có thể thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn, tức là vắc xin tiêm sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.
Những điều cần tránh với vết thương bị chó, mèo cắn
Nhớ tiêm phòng dại cho chó, mèo
Huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại Huyết thanh kháng dại là một chế phẩm sinh học được sử dụng để cung cấp ngay lập tức kháng thể đã được tạo ra sẵn (miễn dịch thụ động) cho đến khi hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể tạo ra kháng thể qua việc tiêm phòng (miễn dịch chủ động).
Huyết thanh kháng dại có thể có nguồn gốc từ người hoặc từ ngựa.
Trên thế giới, hiện chưa có loại vắc xin phòng bệnh dại liều đơn nào mà có thể tạo miễn dịch suốt đời. Có các vắc xin liều đơn nhưng chỉ tạo khả năng miễn dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Tất cả các loại vắc-xin phòng dại cho người đều đã được bất hoạt cũng như phải trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng nên người dân có thể yên tâm chích ngừa sau khi bị chó, mèo cắn để phòng bệnh dại.
Nguồn: (Internet)
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT