Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường khởi phát sau viêm mũi họng do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40-50%), vi khuẩn Haemophilus influenzae và NTHi (30-40%) gây nên. Trẻ từ 6-18 tháng tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với triệu chứng thường thấy ở trẻ là đau tai, sốt cao, quấy khóc, khó chịu, có chất dịch trong tai giữa, chảy mủ tai hoặc mất thính giác,…
Dễ nhầm lẫn triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu, dễ tái phát, di chứng nặng, VIÊM TAI GIỮA do phế cầu khuẩn đang âm thầm tấn công sức khỏe và tính mạng của hàng triệu trẻ em với tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%; tỷ lệ tử vong lên tới 50% ở đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo:
Thế giới mỗi năm ghi nhận hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa, chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi.
80% trẻ sẽ mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất 1 lần trước năm 3 tuổi, hơn 1/3 trẻ sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại (3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm), thậm chí phải can thiệp phẫu thuật.
31 triệu ca mắc (4.8%) sẽ phát triển thành viêm tai giữa sinh mủ mạn tính.
4.900 ca tử vong vào năm 1900. Năm 2013, vẫn còn 2.400 ca tử vong.
#6_biến_chứng_đáng_sợ_của_viêm_tai_giữa
Áp xe não
Viêm màng não
Thủng màng nhĩ
Giảm thính lực
Viêm xương chũm
Liệt mặt ngoại biên
Các chuyên gia cảnh báo: thời điểm giao mùa Thu-Đông thời tiết thay đổi thất thường, miền Trung và miền Bắc thường xuyên mưa bão, không khí trở lạnh,… chính là nguyên nhân khiến bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn gia tăng. Do đó, Bố Mẹ cần cảnh giác cao độ, xây dựng “thành trì” miễn dịch vững chắc cho con yêu chống lại bệnh tật.
“Phế cầu khuẩn ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị và tạo áp lực, gánh nặng lên ngành y tế và toàn xã hội. Khi bị kháng kháng sinh, bác sĩ phải phối hợp 2 đến 3 loại kháng sinh mạnh ở liều tối đa với chi phí rất tốn kém mới có thể điều trị khỏi bệnh”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM nhấn mạnh.
ĐIỀU ĐÁNG MỪNG là chúng ta đã có giải pháp hiệu quả để “hóa giải” nỗi lo viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, đó là tiêm phòng bằng vắc xin cho trẻ từ giai đoạn sớm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2015, vắc xin đã giúp ngăn chặn 6 – 7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt đang có sẵn 2 loại vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Anh) phòng các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn. 2 loại vắc xin này đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và được chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa các chủng phế cầu phổ biến.
Đừng để viêm tai giữa trở thành “rào cản” cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, Bố Mẹ đừng quên tiêm phòng càng sớm càng tốt cho trẻ, hạn chế tối đa biến chứng!
TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH – VÌ LỢI ÍCH CỦA THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Nguồn: VNVC, BYT
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT