Các chuyên gia cho biết nhiễm trùng răng miệng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ ở các bộ phận khác bên trong cơ thể và báo hiệu một số bệnh như tiểu đường và bạch cầu.
Kiểm tra sức khoẻ răng miệng thường xuyên tại nha sĩ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là việc chỉ làm sạch răng và phát hiện sâu răng. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi trì hoãn việc khám răng định kỳ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng khám răng cũng có thể giúp xác định các dấu hiệu sớm của bệnh trước khi xuất hiện các triệu chứng cụ thể.
“ Các bệnh nhân mắc tiểu đường, bệnh bạch cầu và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch sẽ có thể biểu hiện các dấu hiệu của bệnh qua tình trạng răng miệng. Trong nhiều trường hợp, đây là những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của bệnh và việc nhận biết những dấu hiệu này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán về sau.”, Tiến sĩ Y khoaNico Geurs, Chủ tịch Khoa Nha chu Đại học Alabama tại Birmingham, Vương quốc Anh, đồng thời là Giám đốc Phòng khám Sức khoẻ Nha khoa UAB cho biết.
Ông cho biết thêm: “Sức khoẻ răng miệng không không tách rời khỏi sức khoẻ tổng thể. Các cơ chế gây viêm và nhiễm trùng tồn tại trong miệng vận hành tương tự như các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, miệng là vị trí duy nhất mà các màng sinh học có thể hình thành.”
Khám răng còn giúp xác định các dấu hiệu sớm của các bệnh kháctrong cơ thể
Màng sinh học là gì?
Màng sinh học hình thành khi các vi khuẩn bám vào các bề mặt trong một môi trường ẩm ướt và bắt đầu bài tiết một chất gây dính tương tự như keo.
Vì vậy, miệng tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và răng cung cấp một cấu trúc cứng mà vi khuẩn có thể bám vào, từ đó tạo ra các màng sinh học.
Cơ thể phản ứng với việc xâm nhập của vi khuẩn bằng các phản ứng viêm. Viêm nướu cũng là một phản ứng như vậy. Nếu không có các phản ứng viêm hoạt động như một lớp phòng thủ, một người có thể tử vong do các vi khuẩn trong màng sinh học.
“Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bằng cách di chuyển vào mô khi gặp chấn thương. Điều này có thể xảy ra khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc thậm chí khi nhai. Bất cứ khi nào nướu bị chảy máu, tình trạng viêm do vi khuẩn xâm nhập cũng có thể xảy ra.”, Nico Geurs nói.
Dấu hiệu của các bệnh khác
Ngoài việc là những dấu hiệu của các bệnh răng miệng, các triệu chứng xuất hiện ở miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác trong cơ thể.
Giáo sư Sheila Brear Tại Đại học Nha khoa thuộc Đại học California, San Francisco, Hoa Kỳ cho biết rằng: “Những vết loét nghiêm trọng và thường tái phát trong miệng có thể liên quan đến viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.”
Ngoài ra, một số triệu chứng ở miệng có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh như:
Bệnh lý khoang miệng do trào ngược dạ dày, thực quản
“Ngoài ra, những bệnh và tình trạng rối loạn sức khoẻ răng miệng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể của cơ thể. “ – Brear cho biết –“Một ví dụ cho điều này là một chiếc răng khôn bị nhiễm trùng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và dẫn đến nhiễm trùng nặng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này thậm chí có thể dẫn đến tử vong.”
“Một ví dụ khác là tình trạng viêm nha chu – một bệnh nhiễm trùng và viêm xảy ra ở nướu và xung quanh răng. Nhiễm trùng có thể lây lan cục bộ đến hàm.” – Brear nói thêm –“Chứng viêm và nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận ở xa, chẳng hạn như tim, khớp hoặc thai nhi.”
Tầm quan trọng của giữ gìn sức khoẻ răng miệng
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), mỗi năm có đến 100 triệu người Mỹ không đến gặp nha sĩ. ADA khuyên tất cả mọi người nên đến nha sĩ thường xuyên. Tuỳ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người, số lần đến nha sĩ có thể thay đổi từ 1 đến 4 lần mỗi năm.
Brear giải thích: “Một số người, chẳng hạn như những người bị khô miệng, có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Những người này có thể cần đến nha sĩ 4 lần mỗi năm. Những người khác có thể chỉ cần đến thăm khám 1 đến 2 lần mỗi năm.”
Ngay cả khi không cảm thấy khó chịu hoặc có bất cứ triệu chứng nào đáng chú ý, Brear cho biết rằng điều quan trọng là bạn vẫn cần đến thăm khám với nha sĩ.
Bà nói: “Mỗi lần khám răng, nha sĩ có thể kiểm tra niêm mạc miệng, lưỡi và các cấu trúc khác trong miệng để loại trừ các dấu hiệu ung thư miệng, nhiễm trùng và các bệnh hoặc rối loạn khác.”
Cuối cùng, Bác sĩ Nha khoa Leon Assael, Giám đốc Giáo dục & Thực hành Cộng đồng tại Đại học Nha khoa UCSF, cho biết: “Điều quan trọng là không được đợi đến khi cơn đau xuất hiện rồi mới đến nha sĩ.”
CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT