Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với vị bác sĩ đại tài Louis Pasteur cùng với những phát minh vĩ đại của ông về Vaccines ngừa bệnh Dại. Tuy vậy, ông có phải là người đã phát minh ra loại Vaccines đầu tiên, và loại Vaccines đầu tiên trên thế giới là gì?
Theo những ghi chép từ thời cổ đại, con người đã có những ứng dụng tương tự như vaccines ngày nay. Vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, một vị vua của Hy lạp ngay từ nhỏ đã bắt đầu uống một lượng nhỏ thuốc có chứa độc tố mỗi ngày. Lý do là vì ngày đó, các vị vua chúa thường bị ép uống thuốc độc. Vị vua này đã nghĩ rằng với một lượng độc tố nhỏ mỗi ngày như vậy sẽ vừa không làm ảnh hưởng đến tính mạng của ông, vừa có thể giúp ông làm quen với thuốc độc nếu như sau này ông bị ép uống thuốc độc. Và nhờ vậy, sau này khi ông lên làm vua, khi bị quân địch tra tấn và ép uống thuốc độc, ông đã không chết do đã quen với loại thuốc độc này từ khi còn nhỏ. Điều này phần nào chứng tỏ vị vua này đã ngừa được thuốc độc do đã quen với chính loại thuốc độc này. Tiếp sau đó, vào thế kỷ X, tại Trung Quốc, các thấy thuốc thời đó đã biết cách sử dụng vảy sẹo của bệnh đậu mùa như một loại vaccines để phòng bệnh đậu mùa. Hiện nay, bệnh đậu mùa đã gần như không còn tồn tại nữa. tuy nhiên vào thời kỳ đó, đây là một căn bệnh tất nguy hiểm, đã gây ra rất nhiều cái chết cũng như di chứng nặng nề cho người bệnh. Các thầy thuốc thời đó đã dùng những vảy sẹo gây ra do bệnh Đậu Mùa, họ dùng những vảy sẹo đó nghiền nát, bỏ vào hũ đậy kín, sau một thời gian họ dùng những bột vảy này cho những người khỏe mạnh hít vào mũi. Kết quả là phần lớn những người này không bị mắc bệnh Đậu Mùa nữa.
Tuy đây chỉ là những dấu vết về vaccines được ghi chép lại trong lịch sử, nhưng có thể thấy con người ta đã có những hiểu biết nhất định về vaccines từ xa xưa.
Nhưng chỉ đến thể kỷ XVIII, tại Anh thì việc chích ngừa Vaccines và chủng ngừa một loại bệnh mới thực sự diễn ra. Vào năm 1760, tại Anh đang xảy ta dịch bệnh đậu mùa. Bác sĩ Edward Gener đã nhận ra rằng những người nông dân, đặc biệt là những người nông dân vắt sữa bò, có khả năng cao bị mắc bệnh Đậu Bò. Tuy nhiên hầu hết những người nông dân này lại không bị mắc bệnh Đậu Mùa. Từ đó bác sĩ Edward Gener đã bắt đầu nghiên cứu về sự liên quan giữa hai căn bệnh này. Ông đã dùng một vết sẹo được gây ra do bệnh Đậu Bò trên tay của một phụ nữ bị mắc bệnh, sau đó tiêm vào cơ thể của cậu bé James Phillip, 8 tuổi. Kết quả là cậu bị nhiễm bệnh Đậu Bò, 48 ngày sau, cậu khỏi hẳn khỏi căn bệnh Đậu Bò. Tiếp theo đó, bác sĩ Edward dùng virus của bệnh Đậu Mùa tiêm cho cậu bé James Phillip. Nhưng sau đó cậu bé này hoàn toàn không bị nhiễm bệnh Đậu Mùa. Nhờ nghiên cứu này của ông mà vào năm 1801, nước Anh đã được chủng ngừa hoàn toàn khỏi căn bệnh Đậu Mùa. Từ đây người ta đã có những khái niệm sơ khởi về Vaccines, về việc khi sử dụng một mầm bệnh yếu hơn có thể ngăn ngừa được một căn bệnh nguy hiểm hơn nhiều!
80 năm sau đó, bác sĩ Louis Pasteur đã có những nghiên cứu đầu tiên của mình về vaccines ngừa bệnh Tả. Lúc này, ông đã nuôi cấy được virus gây ra bệnh Tả trong phòng thí nghiệm.Từ đó ông đã điều chế ra hai loại virus, một là loại virus vẫn còn khỏe mạnh và hoạt động bình thường, hai là loại virus đã yếu đi sau một thời gian và chỉ tồn tại dưới dạng huyền phù. Sau đó ông dùng loại virus này tiêm cho hai đàn gà. Kết quả là đàn gà đầu tiên bị tiêm virus khỏe mạnh thì bị nhiễm bệnh Tả và chết, đàn gà thứ hai tiêm virus suy yếu thì tuy bị nhiễm Tả nhưng với mức độ nhẹ và vẫn còn sống. Sau đó ông tiếp tục dùng loại virus khỏe mạnh tiêm cho đàn gà thứ hai- đàn gà đã được tiêm virus suy yếu, thì đàn gà này hoàn toàn không bị nhiễm Tả và sống sót toàn bộ. Điều này đã đặt nền móng rất lớn cho Vaccines hiện đại ngày nay.
Đến nay, rất nhiều loại Vaccines đã được phát minh đều dựa trên nguyên tắc làm suy yếu virus sau đó tiêm vào cơ thể người nhằm tạo kháng thể đối với chính loại virus đó. Trải qua những giai đoạn lịch sử rất dài, ngày nay vaccines đã trở thành một phần quan trọng trong thực tế và cuộc sống con người, giúp chúng ta phòng ngừa và ngăn chặn được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Trước tình hình đại dịch Covid bùng phát hiện nay, rất nhiều nước đã nghiên cứu và cho ra đời vaccines để phòng căn bệnh nguy hiểm này. Vaccin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 mà không cần nhiễm bệnh. Ngay khi có vaccin COVID- 19, Bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm ngừa, giúp bảo vệ cho chính Bạn và người thân. Trung tâm Y khoa Pasteur có đầy đủ các loại vaccines, Bạn có thể liên hệ với Trung tâm trong giờ làm việc để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
Nguồn: BS Chúc – Pasteur Đà Lạt
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT