Nhiễm vi khuẩn,vi-rút, khó tiêu hoá một số loại thực phẩm, uống quá nhiều nước trái cây hoặc sữa là một vài nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy, hãy đảm bảo cho trẻ uống đủ nước. Trong trường hợp trẻ đang ăn dặm, hãy tránh những loại thức ăn nhiều chất xơ và dầu mỡ.
Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy không cảỉ thiện sau 24 giờ hoặc trong các trường hợp sau:
Ăn uống không hợp vệ sinh có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Sốt
Sốt là tình trạng cơ thể tăng thân nhiệt nhằm chống lại một số loại vi khuẩn hoặc vi-rút. Liên hệ ngay với bác sĩ trong các trường hợp sau:
Theo dõi những biểu hiện như đau tai, ho, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bạn có thể giúp trẻ dễ chịu hơn bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tắm nước ấm và mặc quần áo nhẹ, thoáng mát cho trẻ. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về những cách hạ sốt an toàn.
Sốt kèm những đốm xuất huyết hoặc ban xuất huyết – 2 tình trạng được xác định bằng các đốm đỏ hoặc phát ban trên da do các mạch máu bị rò rỉ – là tình trạng y tế khẩn cấp cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Trẻ em có thể đại tiện một hoặc nhiều lần trong ngày. Trẻ có thể bị táo bón nếu chỉ đi đại tiện sau nhiều ngày. Táo bón là tình trạng phân cứng và đau khi đại tiện.
Khi trẻ bị táo bón, bác sĩ có thể đề nghị thêm nước hoặc một chút nước ép trái cây, nước ép rau … trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu hạn chế lượng sữa của trẻ dưới 470ml mỗi ngày.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng táo bón vẫn không cải thiện hoặc trẻ xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng hoặc nôn mửa.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm. Phát ban có thể biểu hiện từ các nốt mụn nhỏ đến các mảng đỏ gây khô, ngứa da hoặc xuất hiện chàm.
Để tránh trẻ bị hăm tã dẫn đến phát ban, hãy thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ cho trẻ để bảo vệ.
Đối với bệnh chàm, hãy ngừng sử dụng các loại xà phòng mạnh và thường xuyên giữ ẩm da cho trẻ.
Hầu hết các phát ban không nghiêm trọng. Tuy vậy, hãy liên hệ với bác sĩ nếu vết thương trên da gây đau, nổi mụn nước hoặc gây sốt.
Hãy lắng nghe những âm thanh của trẻ nhằm xác định được tình trạng ho. Tình trạng ho kèm theo sốt nhẹ có thể do cảm lạnh. Ho kèm sốt dai dẳng có thể do viêm phổi hoặc cúm. Khò khè kèm theo ho có thể là bệnh hen suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà có những cơn ho và phát ra âm thanh khục khục.
Sử dụng máy tạo độ ẩm và phun sương có thể giúp giảm các triệu chứng của trẻ.
Không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 4 tuổi uống các loại thuốc ho hoặc thuốc cảm.
Khi bị đau bụng, trẻ có thể khóc rất nhiều và thường xuyên ưỡn lưng. Tình trạng này có thể xảy ra do đau dạ dày, trào ngược, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng hoặc một số lý do khác. Một số trẻ gặp các vấn đề về tiêu hoá khi thử các loại thức ăn khác nhau.
Hầu hết các cơn đau bụng đều vô hại và thường tự khỏi. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng này không cải thiện hoặc trẻ có các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê hoặc sốt.
Đau bụng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý từ vô hại đến nghiêm trọng
Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc và đâm xuyên qua nướu. Điều này có thể khiến trẻ đau và khóc nhiều.
Bạn có thể giúp trẻ bớt đau bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng nướu của trẻ bằng ngón tay hoặc cho trẻ thứ gì đó mát để nhai, chẳng hạn như khăn lạnh. Hãy hỏi bác sĩ xem trẻ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen được không.
Đầy hơi là một tình trạng bình thường. Để giúp trẻ không bị đầy hơi, hãy cho trẻ ăn từ từ và thường xuyên cho trẻ ợ hơi nhẹ nhàng. Cho trẻ nghỉ giải lao trong khi ăn và nghỉ ngơi sau khi ăn có thể giúp giảm tình trạng này. Nếu bạn cho trẻ dùng sữa công thức, cố gắng không lắc nhiều nhằm tránh tạo bọt.
Mẹ chớ chủ quan khi gặp các dấu hiệu đầy bụng, đau bụng ở trẻ
Khi trẻ bị nghẹt mũi, không tự sử dụng thuốc cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi. Thay vào đó, hãy nhỏ nước muối sinh lý nhằm làm loãng dịch mũi. Sau đó hút dịch ra khỏi mũi của trẻ bằng máy hút dịch mũi. Sử dụng máy xông hơi cũng có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn vào ban đêm.
Tình trạng nôn ở trẻ sơ sinh sau khi ăn là phổ biến và thường không gây hại. Sau khi nôn, trẻ có thể cảm thấy đau bụng. Khi đó, cần cho trẻ uống đủ nước và gọi bác sĩ nếu tình trạng nôn không giảm sau vài giờ.
Nên làm gì khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên?
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, con thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trong những trường hợp này, đừng hoảng loạn mà hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhằm theo dõi các biểu hiện của trẻ và đánh giá tình hình xem liệu trẻ có cần gặp bác sĩ hoặc chăm sóc y tế khẩn cấp.
Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm: Thay đổi khẩu vị, quấy khóc cực độ, phản ứng kém, khó thở, phát ban, cứng cổ,co giật và sốt cao. Hãy liên hhệ với bác sĩ hoặc đưa con đến các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Webmd
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT