Rối loạn xử lý cảm giác là tình trạng não gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và phản hổi thông tin đến từ các giác quan. Tình trạng này trước đây được gọi là Rối loạn chức năng tích hợp cảm giác nhưng hiện tại không được công nhận là một chẩn đoán y tế riêng biệt.
Một số người mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác trở nên quá nhạy cảm đối với mọi thứ xảy ra trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như:
Những trường hợp khác mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác có thể:
Các vấn đề về rối loạn xử lý cảm giác thường được xác định ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Một số tình trạng ảnh hưởng đến phát triển như rối loạn phổ tự kỷ thường xuất hiện cùng với rối loạn xử lý cảm xúc.
Rối loạn xử lý cảm giác không được công nhận là một rối loạn độc lập. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điều này chưa chính xác nên được thay đổi.
Bé mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác sẽ phản ứng quá mức đối với mọi thứ ở xung quanh
Triệu chứng
Rối loạn xử lý cảm giác có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều giác quan, chẳng hạn như thính giác, xúc giác hoặc vị giác. Đôi khi, một người mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác có thể phản ứng quá mức đối với những khó khăn hoặc vấn đề họ gặp phải.
Tương tự như nhiều căn bệnh khác, các triệu chứng của rối loạn xử lý cảm giác tồn tại trên một phổ. Ví dụ, đối với một số trẻ, tiếng máy thổi có thể khiến trẻ nôn mửa hoặc sợ hãi mà chui xuống gầm bàn. Ngoài ra, trẻ có thể hét lên khi bị ai đó hoặc vật gì đó chạm vào hoặc giật mình khi nhìn thấy một vật lạ.
Tuy nhiên, có những trường hợp lại dường như không phản ứng với bất cứ thứ gì xung quanh. Trẻ có thể không phản ứng với nhiệt độ quá cao hay quá lạnh, thậm chí là bị đau.
Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác bắt đầu có những triệu chứng như thường xuyên quấy khóc và trở nên lo lắng khi lớn hơn. Trong những trường hợp này, trẻ thường không phản ứng tốt với những thay đổi ở môi trường xung quanh. Ngoài ra, trẻ có thể thường xuyên tức giận hoặc gây gổ với bạn bè.
Tuy nhiều trẻ đôi khi xuất hiện các triệu chứng như trên, các nhà trị liệu thường chỉ xem xét chẩn đoán rối loạn xử lý cảm giác khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng đủ để ảnh hưởng đến những hoạt động bình htường và làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của các vấn để về rối loạn xử lý cảm giác vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2006 được thực hiện trên các cặp song sinh cho thấy việc quá mẫn cảm với ánh sáng và âm thanh có thể liên quan đến các yếu tố di truyền.
Một vài nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác có tình trạng hoạt động não bất thường khi tiếp xúc với đồng thời ánh sáng và âm thanh.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy trẻ em với chứng rối loạn xử lý cảm giác sẽ tiếp tục phản ứng mạnh với những tiếp xúc trên da hoặc âm thanh lớn, trong khi những trẻ bình thường sẽ nhanh chóng làm quen với những cảm giác và tiếp xúc này.
Điều trị
Nhiều gia đình có trẻ mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác gặp nhiều khó khăn trong việc giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Điều này là do rối loạn xử lý cảm giác không phải là một chẩn đoán y tế được công nhận vào thời điểm này.
Mặc dù chưa có các tiêu chuẩn chẩn đoán được chấp nhận rộng rãi, các bác sĩ và nhà trị liệu thường khám và điều trị cho trẻ em hoặc người lớn gặp các vấn đề về xử lý cảm giác.
Việc điều trị thường phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Tuy nhiên, thông thường, việc điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện những kỹ năng và công việc mà trẻ khó xử lý, đồng thời giúp trẻ làm quen với những tác động mà trẻ không hoặc khó chịu đựng được.
Điều trị các vấn đề xử lý cảm giác được gọi là tích hợp cảm giác. Mục tiêu của tích hợp cảm giác là thử thách trẻ một cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhằm giúp trẻ học cách phản ứng phù hợp và hoạt động bình thường hơn.
Một loại trị liệu cụ thể được gọi là ‘Mô hình phát triển khác biệt cá nhân’. Liệu pháp này được phát triển bởi Tiến sĩ Stanley Greenspan và Tiến sĩ Serena Wieder. Một phần chính của phương pháp trị liệu này là phương pháp ‘Thời gian dưới sàn”. Phương pháp này bao gồm nhiều buổi chơi với trẻ và cha mẹ. mỗi buổi chơi kéo dài khoảng 20 phút.
Trong các buổi trị liệu, trước tiên, cha mẹ được yêu cầu bắt chước theo những hành động của trẻ, ngay cả khi hành động đó là bất thường. Ví dụ, nếu trẻ cứ chà đi chà lại cùng một chỗ trên sàn, cha mẹ cũng bắt chước làm theo như vậy. những hành động này cho phép cha mẹ ‘bước vào thế giới’ của trẻ.
Tiếp theo, ở giai đoạn thứ hai, cha mẹ sẽ được yêu cầu tạo ra các thử thách cho trẻ. Những thử thách này giúp đưa trẻ vào một thế giới mà Greenspan gọi là ‘Thế giới chia sẻ’. Từ những thử thách này, trẻ được tạo cơ hội để thành thạo các kỹ năng quan trọng trong các lĩnh vực như:
Các buổi trị liệu sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ có xu hướng phản ứng xúc giác và thính giác kém, cha mẹ cần đặc biệt hăng hái trong giai đoạn thứ hai của các buổi trị liệu. Nếu trẻ có xu hướng phản ứng thái quá với âm thanh hoặc khi chạm vào, cha mẹ sẽ cần phải xoa dịu trẻ nhiều hơn.
Những tương tác này sẽ giúp trẻ từng bước cải thiện và các nhà trị liệu tin rằng, cũng giúp giải quyết các vấn đề về xử lý cảm giác.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Webmd
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT