Là cha mẹ, bạn hẳn đã rất quen thuộc với việc đặt tay lên trán con và cảm thấy ấm hơn bình thường. Sau đó, nhiệt độ của con hiển thị trên nhiệt kế khẳng định sự nghi ngờ của bạn rằng con đang bị sốt. Tuy nhiên, nếu tuân thủ một số quy tắc đơn giản, bạn có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn và giữ cho con an toàn.
Sốt là một cơ chế bảo vệ của cơ thể giúp chống nhiễm trùng. Cơ thể con bạn tăng nhiệt độ để tiêu diệt vi trùng. Trong hầu hết các trường hợp, sốt không gây tác hại cho cơ thể và sẽ tự khỏi sau khoảng 3 ngày.
Những điều nên làm
Acetaminophen có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể của con. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, liều lượng sẽ được ghi trên nhãn. Đối với trẻ nhỏ hơn, hãy liên hệ với bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.
Một lựa chọn khác nhằm giúp con hạ sốt là Ibuprofen trong trường hợp trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Có nhiều cách bạn có thể làm để giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi bị sốt. Đặt một miếng gạc mát lên trán và giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh, mặc cho con một bộ quần áo mỏng, và đắp chăn mỏng là một vài cách giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể giúp con hạ sốt bằng cách lau người cho con bằng khăn ấm.
Một điều quan trọng khác cần quan tâm là hãy đảm bảo rằng con được uống đủ nước.
Những điều không nên làm
Không bao giờ cho con uống Aspirin! Điều này có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là Hội chứng Reye.
Tránh kết hợp các biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm đối với trẻ nhỏ, cụ thể là trẻ dưới 4 tuổi.
Trong trường hợp bạn quyết định dùng thuốc cảm cho con, hãy trao đổi với Bác sĩ Nhi khoa để chắc chắn rằng con đã đủ lớn để dùng loại thuốc mà bạn đang cân nhắc. Theo Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống bất kỳ loại thuốc ho hoặc cảm lạnh nào có chứa thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng Histamine. Ngoài ra, vẫn cần thận trọng đối với trẻ trên 2 tuổi. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng kết hợp thuốc ho và thuốc cảm. Lý do cho điều này là các tác dụng phụ có khả năng xảy ra có thể nghiêm trọng và thậm chí đe doạ đến tính mạng.
Trong trường hợp bác sĩ cho phép sử dụng thuốc ho hoặc thuốc cảm, hãy đọc kỹ thông tin trước khi mua và chọn loại thuốc phù hợp nhất với các triệu chứng của con. Đừng chuyển đổi các loại thuốc khác nhau mà không có sự đồng ý của Bác sĩ Nhi khoa.
Đừng tắm cho con bằng nước lạnh hoặc thoa dầu nóng trên da của con, điều này có thể làm cơn sốt trở nên nặng hơn.
Cuối cùng, ngay cả khi con bị ớn lạnh, đừng quấn con trong chăn quá ấm hoặc quần áo dày.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Thông thường, bạn có thể không cần đưa con đến bác sĩ nếu con bị sốt. Tuy nhiên, sốt đôi khi có thể là một dấu hiệu cảnh báo của các tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng khác. Liên hệ với Bác sĩ Nhi khoa nếu:
Cách đo nhiệt độ cho con
Phương pháp đo thân nhiệt: Có nhiều phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ. Thường thì đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp chính xác nhất. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ trên 4 tuổi, đo nhiệt độ ở tai cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Đo thân nhiệt ở nách dưới cánh tay ít chính xác hơn nhưng dễ thực hiện hơn, rất thuận tiện, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Nhiệt kế thuỷ ngân
Nhiệt kế điện tử
Cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân vì nó có giá không cao, phổ biến và an toàn hơn. Thủy ngân rất độc, nếu nhiệt kế bị vỡ dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Bao lâu cần kiểm tra nhiệt độ một lần? – Điều này phụ thuộc vào tình trạng thực tế của con. Hãy hỏi Bác sĩ Nhi khoa để biết thêm chi tiết. Thông thường, bạn không cần phải đo nhiệt độ của con quá nhiều lần hoặc đánh thức con khi con đang ngủ. Tuy vậy, bạn nên kiểm tra nhiều hơn nếu trẻ có dấu hiệu trở nên yếu hơn và thiếp đi hoặc con có tiền sử co giật do sốt.
(Theo Webmd)
CN. Nguyễn Nhật Phúc
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT