TRẬT KHỚP HÁNG

Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi ở một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của nó. Thông thường nhất, hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương chậu chống đỡ và nằm sâu trong cơ thể nên rất bền vững. Do đó, bạn phải chịu một lực tác động cực mạnh gây chấn thương nặng mớí dẫn đến trật khớp háng.

1.      Phân loại trật khớp háng

  • Có 5 loại trật khớp háng, gồm:
    • Trật khớp háng kiểu chậu: trật lên trên, ra sau (chiếm khoảng 85%)
    • Trật khớp háng kiểu mu: trật lên trên, ra trước
    • Trật khớp háng kiểu ngồi: trật xuống dưới, ra sau
    • Trật khớp háng kiểu bịt: trật xuống dưới, ra trước
  • Về cấp độ, có 4 cấp độ trật khớp háng:
    • Cấp 1: trật khớp vững (sau khi nắn không còn trật lại)
    • Cấp 2: trật khớp kèm vỡ một phần chỏm hoặc một phần ổ cối, nhưng sau khi nắn: khớp vững
    • Cấp 3: chấn thương như độ 2 nhưng khớp không vững, bị trật lại
    • Cấp 4: trật khớp kèm gãy cổ xương đùi
  • Đối với trật cấp độ 3 và 4, bạn bắt buộc phải được điều trị phẫu thuât.
  1. Triệu chứng thường gặp
    • Đi lại khó khăn.
    • Đi khập khiễng.
    • Đau đầu gối.
    • Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển.
    • Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
    • Cơn đau có thể xảy ra ở hông nhưng đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình.
    • Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.

3.      Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào, hãy đến các cơ sở khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy khai báo bệnh thật rõ ràng để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

4.      Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân gây trật khớp háng đến nay vẫn chưa rõ, nhưng tình trạng này thường xảy ra ở trẻ bị thừa cân hoặc bị mất cân bằng nội tiết tố. Hầu hết, tình trạng này sẽ bắt đầu từ từ, nhưng khoảng 10% bệnh có thể xảy ra đột ngột như sau khi ngã hoặc chấn thương khi chơi thể thao.

5.      Nguy cơ mắc bệnh

  • Trật khớp háng xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên có độ tuổi trung bình từ 11 đến 15 tuổi. Bệnh trật khớp háng chiếm chưa đến 5% số ca về vấn đề trật khớp với tỷ lệ cứ 6 người mắc phải thì 5 nam mới có 1 nữ bị mắc bệnh. Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
  • Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cao mắc trật khớp háng bao gồm:
    • Mắc bệnh béo phì;
    • Sử dụng thuốc, dược phẩm (chẳng hạn như steroid);
    • Có những vấn đề về tuyến giáp;
    • Đã từng điều trị bức xạ;
    • Có những vấn đề về xương liên quan đến bệnh thận.

6.      Điều trị hiệu quả

  • Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát cho trẻ. Bác sĩ sẽ xoay hông của trẻ và kiểm tra độ nhạy cảm. Bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang khung xương chậu và vùng đùi từ nhiều góc khác nhau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho trẻ.
  • Điều trị trật khớp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm ổn định xương bằng ghim hoặc đinh vít và giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí.
  • Con bạn sẽ cần dùng nạng hoặc xe lăn trong 5-6 tuần sau khi phẫu thuật. Sau khi bình phục, trẻ có thể dần dần bắt đầu các hoạt động bình thường trở lại, bao gồm cả chơi thể thao.
  • Biến chứng nghiêm trọng nhất là hoại tử do mất lượng máu cung cấp cho xương, dẫn đến xương bị chết và có thể gãy xương. Trẻ có thể cần phẫu thuật như chỉnh sửa hông hoặc thay thể toàn bộ hông càng sớm càng tốt.

7.      Chế độ sinh hoạt phù hợp

Nếu bị trật khớp háng, bạn nên cho trẻ duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Đảm bảo trẻ được hướng dẫn cách sử dụng nạng;
  • Theo dõi triệu chứng của bệnh bắt đầu ở hông bên kia;
  • Gọi bác sĩ nếu trẻ cảm thấy đau ở hông hoặc đầu gối;
  • Khuyến khích trẻ có cân nặng hợp lý. Trẻ bị thừa cân dễ bị trật khớp háng cao hơn.

Nguồn: BS Phan Thanh Hải.

Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt

Hotline: 19001042

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042