Biến chứng mắt khi bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh không lay nhiễm và đang ngày một gia tăng ở việt nam, gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau như tim, mạch máu, thận ,thần kinh và mắt. Tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe con người trong đó có tình trạng mờ mắt. Tuy nhiên, nếu biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu thì có thể phục hồi với hiệu quả tương đối cao nhưng ngược lại có thể gây mù lòa.

Biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường có 3 loại tổn thương:

– Bệnh võng mạc do đái tháo đường

– Đục thủy tinh thể do đái tháo đường

– Các tổn thương khác (nhiễm khuẩn như: chắp, lẹo, viêm bờ mi; khô mắt; tăng nhãn áp; liệt cơ vận nhãn).

1- Biểu hiện mờ mắt do tiểu đường

Một trong những dấu hiệu đầu tiên là hiện tượng mờ mắt. Với bệnh võng mạc do tiểu đường người bệnh thường: nhìn mờ, méo hình, ám điểm trung tâm, ruồi bay, rối loạn màu sắc. Với đục thủy tinh thể do tiểu đường, ở giai đoạn tiến triển, thủy tinh thể đục có thể gây ra các triệu chứng như: nhìn mờ, tối đi nhưng không đau.

Người bị mờ mắt do tiểu đường tầm nhìn lúc đầu bị cản trở do sự xuất hiện của các đốm đen, các tia sáng lóe lên.Tự nhiên mắt mờ đột ngột.

2 – Với những người bị mờ mắt do tiểu đường, để chăm sóc mắt tốt nhất, người bệnh nên:

Ngay sau khi được chẩn đoán tiểu đường nên kiểm tra mắt để đánh giá và tiên lượng biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường

– Để cải thiện tình trạng mờ mắt do tiểu đường tốt nhất người bệnh nên cố gắng đưa lượng đường trong máu về phạm vi mục tiêu 70mg/dL – 130mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL trong 1 – 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn.

Biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường có thể phục hồi tốt nếu được khám và điều trị sớm

– Nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng của biến chứng võng mạc bị tách rời như:

+ Thường xuyên thấy có đốm đen khi nhìn hoặc trong tầm nhìn hay bị lóe lên tia sáng.

+ Mờ mắt kéo dài hoặc đột ngột.

+ Khi nhìn có cảm giác như bị rèm kéo qua mắt.

Khi bác sĩ thăm khám mắt người bệnh cũng cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin về triệu chứng ở mắt, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử mắt của bản thân và gia đình.

Nếu ngay khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mờ mắt nếu người bệnh đi khám ngay để phát hiện nguyên nhân có phải do tiểu đường hay không thì sẽ dễ dàng ngăn chặn tổn thương thêm nặng và đề phòng được nguy cơ mù lòa.

Thường thì trong trường hợp này bác sĩ sẽ giúp người bệnh có hướng đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn và ổn định, nếu cần thiết sẽ hạ cả mỡ máu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mờ mắt. Không phải cứ mờ mắt thì có thể khẳng định là do tiểu đường mà ra được. Vì thế khi nhận thấy mắt đang mờ đi, tầm nhìn bị hạn chế hay có các bất thường về mắt tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có kế hoạch điều trị đúng.

Nguồn: sưu tầm

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15

– Thứ bảy: 7h15 – 11h30

Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042