9 CÁCH GIÚP GIẢM CĂNG THẲNG CHO TRẺ KHI TIÊM VẮC-XIN

Chủng ngừa là điều vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, giúp các bé có thể phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em đều có nỗi sợ kim tiêm. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ tiêm chủng?

Trong bài viết này, bạn có thể tìm hiểu về những cách đơn giản có thể thực hiện nhằm hỗ trợ cho con bạn trước, trong và sau khi tiêm vắc-xin.

  1. Tìm hiểu về vắc-xin

Hãy dành thời gian để đọc và xem xét về những thông tin của vắc-xin và cách chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ. Nếu bạn muốn nghiên cứu thêm, hãy sử dụng những nguồn thông tin uy tín như trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, trang web của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trang web của Bộ Y tế, trang web của các đơn vị y tế chuyên về Tiêm chủng, trang web của Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt…

  1. Dùng dung dịch có vị ngọt

Vị ngọt có thể giúp giảm phản ứng đau của trẻ nhỏ. Nếu trẻ ở độ tuổi từ 2 tuổi trở xuống, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho trẻ dùng một ít dung dịch có vị ngọt hoặc glucose trong 1 đến 2 phút trước khi tiêm. Ngay cả một lượng nhỏ dung dịch này cũng có thể giúp giảm đau trong quá trình tiêm.

  1. Cho con bú mẹ nếu có thể

Bú mẹ là một cách tuyệt vời để giúp trẻ bình tĩnh và thư giãn. Điều này là do việc bú mẹ có thể giúp đánh lạc hướng con bạn khỏi mũi tiêm và tạo sự tiếp xúc gần gũi thoải mái. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có một chút vị ngọt có thể giúp giảm đau cho trẻ trong khi tiêm vắc-xin.

  1. Yêu cầu thuốc giảm đau

Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau dạng bôi hoặc xịt trước khi tiêm.

Thuốc giảm đau dạng bôi, hay còn gọi là thuốc mỡ, giúp chặn tín hiệu đau từ da. Do thuốc mỡ cần thời gian để đạt được hiệu quả giảm đau, nên hỏi ý kiến bác sĩ một thời gian trước thời điểm tiêm.

Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi bác sĩ về thuốc giảm đau dạng xịt như bình xịt làm mát Vapcoacolant. Thuốc xịt được dùng trên cánh tay hoặc chân ngay trước khi tiêm giúp giảm đau cho trẻ.

Sử dụng thuốc giảm đau dạng bôi hoặc bình xịt làm mát có thể giúp giảm căng thẳng cho cả bạn và con bạn trong những lần tiêm vắc-xin.

  1. Hãy bình tĩnh và thành thật với trẻ

Trẻ em thông minh hơn chúng ta nghĩ. Vì vậy, hãy dành thời gian để giải thích cho trẻ một cách đơn giản về những điều có thể xảy ra. Chẳng hạn như, con sẽ cảm thấy hơi nhói một chút và sẽ hết ngay thôi. Không nên dùng các từ như đau hoặc tiêm khi nói với trẻ.

Ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ chưa đủ để hiểu lời bạn nói, thì giọng nói bình tĩnh của bạn sẽ giúp trẻ yên tâm và thư giãn cả trước, trong và sau khi tiêm.

  1. Mang những vật dụng yêu thích của trẻ

Mang theo bất cứ thứ gì mà con bạn thích và cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như một loại đồ chơi, chăn hoặc cuốn sách yêu thích. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung vào những vật mà trẻ cảm thấy dễ chịu và an tâm. Hãy chắc chắn kiểm tra với bác sĩ trước khi mang bất cứ vật dụng nào vào phòng tiêm.

Những trò chơi giúp trẻ làm quen với kim tiêm

 Đánh lạc hướng trẻ

Ngay trước khi tiêm, gọi tên con, hát bài hát yêu thích của con, kể một câu chuyện hoặc đơn giản là thực hiện một hành động ngớ ngẩn để thu hút sự chú ý của con bạn khỏi người tiêm. Tiếp tục giữ sự phân tâm của trẻ ngay cả trong và sau khi tiêm.

  1. Hỗ trợ cho trẻ khi tiêm

Nếu trẻ lớn hơn, có một vài mẹo bạn có thể thực hiện để giúp con. Chẳng hạn như, bạn có thể hít thở sâu cùng con để ‘thổi cơn đau ra’, giúp con tưởng tượng cơn đau đang rời khỏi miệng mỗi khi thở ra. Kể một câu chuyện hoặc chỉ ra những điều thú vị trong phòng cũng có thể giúp con tránh chú ý vào mũi tiêm.

  1. Chăm sóc sau khi tiêm

Trẻ sơ sinh có thể bình tĩnh hơn bằng cách được quấn tã. Những cử chỉ như ôm, âu yếm hoặc an ủi nhẹ nhàng có thể giúp những trẻ lớn hơn bình tĩnh lại sau khi tiêm.

Trẻ có thể gặp một vài phản ứng nhẹ như đau hoặc sưng nơi tiêm và sốt. Hãy liên hệ với bác sĩ khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi tiêm vắc-xin.

(Theo CDC)

Nguyễn Nhật Phúc

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30

– Thứ bảy: 7h00 – 11h30

Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042