NÊN LÀM GÌ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI TIÊM VẮC-XIN CHO TRẺ?

Trước khi tiêm vắc-xin

  1. Tìm hiểu thông tin về loại vắc-xin mà trẻ sẽ được tiêm.
  2. Xem những tài liệu và hướng dẫn từ bác sĩ và viết ra bất cứ câu hỏi nào mà bạn còn thắc mắc
  3. Xem danh sách các loại vắc-xin mà con bạn có thể cần.
  4. Tìm hiểu thêm về những lợi ích và rủi ro của vắc-xin mà con bạn sẽ được tiêm.
  5. Tìm hồ sơ tiêm chủng của trẻ và mang đến cho bác sĩ xem xét.
  6. Sẵn sàng hỗ trợ trẻ trong khi tiêm vắc-xin bằng cách chuẩn bị đồ chơi, truyện hoặc tấm chăn yêu thích để an ủi trẻ trong và sau khi tiêm vắc-xin.
  7. Nếu con bạn đủ lớn để nói chuyện, hãy giải thích sự thật với con rằng mũi tiêm có thể hơi đau và nhói, nhưng sẽ hết rất nhanh.
  8. Nhờ sự trợ giúp của các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là anh chị em lớn tuổi, để động viên con bạn.
  9. Tránh kể những câu chuyện đáng sợ hoặc đe doạ trẻ về việc tiêm.
  10. Giải thích cho con rằng vắc-xin có thể giúp cho con khoẻ mạnh hơn, giúp con xem vắc-xin như một điều tốt. Không bao giờ đe doạ con bằng cách mỗi khi con làm sai điều gì, sẽ gọi bác sĩ đến tiêm cho chừa. Thay vào đó, giải thích cho trẻ rằng vắc-xin giúp cho con khoẻ mạnh.

KHI GẶP BÁC SĨ

Nếu bạn có thắc mắc về việc tiêm chủng, hãyhỏi ý kiến của bác sĩ thăm khám cho con bạn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vắc-xin mà con bạn sẽ được tiêm.  Những thông tin này bao gồm những lợi ích và rủi ro của mỗi loại vắc-xin. Trong trường hợp bác sĩ không cung cấp những thông tin này, bạn có thể yêu cầu họ cung cấp.

Trong khi tiêm vắc-xin

Làm cách nào để việc tiêm vắc-xin cho con bạn diễn ra dễ dàng hơn?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  1. Làm phân tâm và an ủi con bằng cách ôm ấp, hát hoặc nói chuyện nhẹ nhàng.
  2. Cười và giao tiếp bằng mắt với con. Hãy để con biết rằng mọi thứ đều ổn.
  3. Cho con ôm một món đồ chơi, đắp chăn hoặc đọc cho con nghe một cuốn truyện yêu thích. Một tấm chăn có mùi quen thuộc sẽ giúp con yên tâm hơn.
  4. Giữ chặt con vào lòng bất cứ khi nào có thể.

Một khi con đã được tiêm xong, hãy âu yếm con, nói chuyện nhẹ nhàng với con kếu hợp với lời khen ngợi và những cái ôm sẽ giúp trấn an con rằng mọi thứ đều ổn.

  1. Ngoài ra, trẻ có thể được thư giãn bằng việc quấn tã, chạm nhẹ vào da và bú mẹ. Nếu hơn 6 tháng tuổi, trẻ có thể được cho uống một thức uống có vị ngọt.

Đối với  trẻ lớn

  1. Chỉ cho trẻ những điều thú vị trong phòng để trẻ phân tâm.
  2. Nói chuyện hoặc đọc truyện.
  3. An ủi nếu con khóc.
  4. Không bao giờ la mắng rằng con thật nhát và nhõng nhẽo.
  5. Một mẹo khác là hít thở chung với con bạn để ‘thổi cơn đau ra ngoài’.
  6. Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau không aspirin và một vài cách khác bạn có thể chuẩn bị để hỗ trợ trẻ khi tiêm vắc-xin.

Sau khi tiêm vắc-xin

  1. Sau khi tiêm chủng trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng.
  2. Theo dõi trẻ ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm chủng
  3. Đôi khi trẻ sẽ gặp những phản ứng nhẹ sau tiêm. Những phản ứng này là bình thường và sẽ sớm tự khỏi:
  • Đau tại chỗ tiêm
  • Quấy khóc thường do đau
  • Sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24-48 giờ
  • Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại một hay vài tuần
  • Một số ít có biểu hiện nổi mẩn ngứa, mề đay hoặc hồng ban
  • Có thể rối loạn tiêu hoá, chán ăn, mất ngủ, dễ bị kích động, trẻ bức rức khó chịu thoáng qua
  1. Làm gì khi con bạn bị sốt sau tiêm chủng:
  • Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5 – 37,4 độ C
  • Sốt khi nhiệt độ hậu môn trên 38 độ C
  • Sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi, vi khuẩn, đôi khi không phải do nhiễm trùng như bệnh hệ thống, bệnh lý ác tính, sốt do thuốc, sau chích ngừa, sốt do môi trường…

Nên làm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước; trẻ tiếp tục được ăn uống bình thường, nằm phòng thoáng, uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38 độ C trở lên; lau mát tích cực với nước ấm
  • Phương pháp lau mát: dùng 5 khăn: 1 đắp trán, 2 đắp nách, 2 đắp bẹn. Lau với nước ấm thấp hơn thân nhiệt trẻ 2 độ C
  • Theo dõi nhiệt độ mỗi 15-30 phút, chấm dứt lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C
  1. Những dấu hiệu nặng thường ít gặp nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu sau:
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Co giật
  • Tay chân lạnh, tím tái…
  • Thở khó, co lõm ngực
  • Bức rức quấy khóc nhiều không đáp ứng với thuốc giảm đau hạ sốt thông thường
  • Lừ đừ, bú ít, bỏ bú
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm

Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn xác định và giảm thiểu các tác dụng phụ nhẹ:

  1. Đọc và tìm hiểu những thông tin của vắc-xin, bao gồm các tác dụng phụ có thể gặp phải.
  2. Sử dụng một chiếc khăn ẩm và mát để giúp giảm sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
  3. Hạ sốt bằng cách lau người bằng nước ấm hoặc tắm nước ấm.
  4. Cho trẻ uống nhiều nước và thường xuyên hơn do nhiều trẻ sẽ ăn và uống ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm.
  5. Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau không aspirin.

Chú ý

Cần chú ý thêm và theo dõi con trong vài ngày. Trong trường hợp phát hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào ở trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức!

(Theo CDC)

BS Phan Duyên Thy

CN. Nguyễn Nhật Phúc

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30

– Thứ bảy: 7h00 – 11h30

Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042