Tiêu chảy là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em, tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới thì đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy các bậc cha mẹ không nên phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị.
Như thế nào gọi là bệnh tiêu chảy ở trẻ em?
- Những bé dưới 1 tháng tuổi thường có thể đi ngoài 4 – 10 lần/ngày.
- Những bé từ 1 – 3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 2 lần/ngày.
Bệnh tiêu chảy được chia thành 3 loại chính đó là:
- Tiêu chảy cấp.
- Tiêu chảy kéo dài: khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.
- Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.
2. Thời điểm nào trong năm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất?
- Thời điểm vào mùa nóng: đây là thời điểm có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Cùng với đó là thói quen thường xuyên ăn uống bên ngoài nhiều hơn, vì vậy dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Thời điểm vào mùa lạnh: úc này đa số gia đình thường ở trong nhà, tập trung đông đúc, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan. Vì vậy trẻ cũng dễ mắc phải những đợt dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.
3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách: như cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng hay thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
- Do nước uống không sạch (như nước không đun sôi hoặc đã đun sôi nhưng để lâu) hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
- Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
- Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
- Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.
4. Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà.
5. Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao không giảm.
- Trẻ khát nước nhiều, hoặc các biểu hiện khác của tình trạng mất nước như:
- Khô môi.
- Mắt trũng.
- Thóp lõm: với trẻ < 18 tháng tuổi và còn thóp.
- Trẻ khóc không có nước mắt.
- Trẻ không đi tiểu trong 4 – 6 giờ.
- Trẻ quấy đòi uống nước hoặc li bì.
- Trẻ ăn hoặc bú kém.
- Trẻ nôn nhiều.
- Trong phân trẻ có máu.
- Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ.
- Trẻ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật.
Khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và hướng xử trí kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Hạnh phúc, vui vẻ hơn, không lo âu muộn phiền vì bệnh tật.
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT