Bệnh chàm là một tình trạng viêm mãn tính gây khô da, ngứa và các triệu chứng khác trên da.
Loại bệnh chàm phổ biến nhất là Viêm da dị ứng. Ước tính rằng tình trạng này ảnh hưởng đến 30% số người ở Hoa Kỳ. Hầu hết những người mắc bệnh xuất hiện các triệu chứng đàu tiên khi còn là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
Trong trường hợp con bạn bị bệnh chàm, việc thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng này là rất quan trọng để cải hiện cuộc sống của trẻ và giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng da.
Dưới đây là những câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến về bệnh chàm ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em là gì?
Các chuyên gia vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh chàm, tuy vậy, tình trạng này có xu hướng phát triển khi lớp bảo vệ của da bị thay đổi hoặc tác động. Lớp này được gọi là hàng rào bảo vệ da. Những thay đổi của hàng rào bảo vệ da có thể khiến da của trẻ bị khô, tổn thương và viêm.
Một vài yếu tố có thể tác động gây thay đổi hàng rào bảo vệ da, bao gồm:
Trẻ em có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm hơn nếu các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh này. Trẻ bị bệnh chàm cũng có nguy cơ mắc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như:
Nhiều nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh chàm và mối liên hệ của chàm với các bệnh dị ứng.
Các loại thực phẩm mà trẻ bị chàm sữa nên tránh?
Bệnh chàm sữa là một dạng của bệnh chàm, thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi với các triệu chứng tổn thương xuất hiện ở 2 bên má.
Trong đa số trường hợp, trẻ bị bệnh chàm không cần tránh các loại thực phẩm cụ thể.
Tuy nhiên, khoảng 30% trẻ bị bệnh chàm cũng gặp tình trạng dị ứng thực phẩm. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể gây ngứa da và các triệu chứng khác có khả năng gây bùng phát bệnh chàm.
Trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi ăn một số loại thực phẩm, hãy báo với bác sĩ. Các bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến các bác sĩ và chuyên gia dị ứng để xét nghiệm và điều trị. Nếu trẻ được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm, bác sĩ dị ứng có thể hướng dẫn cách ngăn ngừa phản ứng dị ứng bằng việc tránh các chất gây dị ứng trong các bữa ăn trong ngày của trẻ.
Đối với một số trẻ nhạy cảm với thực phẩm, dù không dị ứng, vẫn có thể xuất hiện một số triệu chứng của chàm.
Khi trẻ bị chàm sữa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ
Điều gì làm bệnh chàm trở nặng ở trẻ em?
Một số tác nhân có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh của trẻ. Những tác nhân gây kích hoạt chàm này thay đổi đối với từng trường hợp khác nhau, có thể bao gồm:
Các chất tẩy rửa, xà phòng có thể làm kích thích triệu chứng bệnh chàm
Cha mẹ có thể làm gì để giúp cải thiện tình trạng này?
Để giúp kiểm soát bệnh chàm của con, bạn nên:
Chi tiết về từng biện pháp trên sẽ được đề cập bên dưới.
Một điều quan trọng khác cần lưu ý là giúp con hiểu được những kiến thức và kỹ năng để có thể kiểm soát tình trạng của chính mình. Ngay từ khi còn nhỏ, hãy giúp con hiểu được những điều cơ bản về bệnh chàm. Khi lớn hơn, hãy dạy con cách thực hiện các phương pháp điều trị theo quy định, cách chăm sóc da và tránh các tác nhân gây bệnh.
Tuỳ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều biện pháp điều trị bệnh chàm sau đây:
Trong trường hợp nhận thấy sự thay đổi trong các triệu chứng hoặc sức khoẻ tổng thể của trẻ, hãy báo cáo với bác sĩ nhằm thay đổi phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
Đối với những người bị bệnh chàm, thói quen chăm sóc da phù hợp nên bao gồm:
Chăm sóc da nhẹ nhàng khi trẻ bị chàm
Để giúp trẻ giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây kích hoạt chàm thông thường, bạn nên:
Trẻ liệu có thể khỏi bệnh chàm không?
Đối với nhiều trẻ bị bệnh chàm, tình trạng này sẽ cải thiện hoặc khỏi hẳn khi trẻ đến tuổi thanh thiếu niên hoặc trưởng thành. Tuy vậy, trong một số trường hợp, tình trạng bệnh chàm của trẻ sẽ tiếp diễn ngay cả khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Không thể biết chắc chắn liệu tình trạng của con bạn sẽ có thể cải thiện hoặc tự khỏi theo thời gian hay không.
Việc thực hiện các biện pháp và chiến lược nhằm kiểm soát tình trạng này có thể giúp cải thiện cuộc sống của trẻ ở mọi lứa tuổi.
Kết luận
Thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh chàm có thể giúp hạn chế các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Bệnh chàm khi được kiểm soát cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng.
Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm. Ngoài ra, họ cũng có thể đề xuất những thay đổi trong thói quen chăm sóc da của trẻ hoặc các hoạt động hàng ngày khác.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh chàm là vô cùng quan trọng để giảm sự xuất hiện của các triệu chứng. Ví dụ, cần tránh các sản phẩm chăm sóc da và giặt giũ có chứa thành phần gây kích ứng. Một số trẻ cũng có thể cải thiện tình trạng này từ việc thay đổi chế độ ăn uống, quần áo hoặc các thói quen sinh hoạt khác.
Hãy đưa trẻ đến thăm khám và trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về tình trạng của trẻ và các chiến lược phù hợp để quản lý triệu chứng.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT