1. Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì?
Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể do môi trường bên ngoài hoặc từ sức khỏe của trẻ. Điều này gây ra những ảnh hưởng về tâm lý và tác động đến giấc ngủ của trẻ.
Trong đó việc thiếu hụt những dưỡng chất cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ :
– Thiếu canxi
- Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương, răng của trẻ. Trẻ thiếu canxi sẽ gây nên các triệu chứng như mỏi chân, nhức cơ, trằn trọc, khó ngủ ở trẻ.
- Trẻ bị thiếu canxi sẽ xuất hiện những biểu hiện sau: chậm mọc răng, chuột rút, còi xương, khó ngủ, ngủ hay giật mình, không sâu giấc.
- Khi trẻ có những dấu hiệu này, việc đầu tiên mẹ cần thêm những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn cho trẻ như: sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản như tôm, cua, cá…
– Thiếu vitamin D
- Vitamin D là một vi chất đặc biệt quan trọng giúp hỗ trợ việc cơ thể hấp thụ canxi. Cùng với canxi giúp trẻ phát triển và hoàn thiện khung xương. Tương tự thiếu hụt canxi, thiếu vitamin D cũng gây cho trẻ các triệu chứng như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, nhức mỏi cơ xương…
- Khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu chậm mọc răng, chậm đi, rụng tóc vành khăn, hay quấy khóc… Mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng vào sáng sớm từ 15-20 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, thêm vào khẩu phần các loại cá, lòng đỏ trứng và sữa…
– Thiếu kẽm
- Kẽm đối với hệ tiêu hóa rất quan trọng, giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường. Vì vậy, kẽm có vai trò rất lớn trong hệ miễn dịch, đảm bảo các tế bào tăng trưởng và được phục hồi nhất.
- Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm bé dễ bị nhiễm trùng, chậm phát triển hay gặp vấn đề tiêu chảy. Hơn nữa, kẽm giúp trẻ tăng cường chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là đối với trẻ hay khóc đêm, thức đêm. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại thịt đỏ, cá hồi, trứng, sữa để bổ sung lượng kẽm cho cơ thể.
– Thiếu magie
- Magie được biết là một khoáng chất giúp giải phóng căng thẳng, giúp cơ bắp của trẻ được thư giãn. Khi trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Câu trả lời thường là chất kẽm. Mẹ có thể cung cấp magie cho trẻ một cách tự nhiên nhất bằng việc chế biến các loại rau xanh đậm, lá xanh, hoặc ngũ cốc nguyên hạt, cá và đậu vào bữa ăn hàng ngày.
– Thiếu sắt
- Một dưỡng chất quan trọng mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua đó là sắt. Có lẽ nhiều mẹ đã biết đến điều này nhưng vẫn không bổ sung đủ lượng sắt mỗi ngày cho con. Thiếu hụt sắt gây ra nhiều vấn đề về não bộ như tăng cảm giác lo lắng, suy giảm nhận thức. Từ đó, khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ và ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cho trẻ hàng ngày từ nguồn thực phẩm như gà, cá, thịt bò, trứng, đậu nành…
– Vitamin nhóm B
- Vitamin nhóm B là nhóm vi chất rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh, đặc biệt là vitamin B12. Trẻ em thiếu hụt loại vitamin này sẽ khó ngủ, hay quấy khóc, dễ bị tiêu chảy, viêm kết mạc… Khi thấy trẻ có những biểu hiện như: khó ngủ, quấy khóc đêm, kém ăn, táo bón thì mẹ nên bổ sung vitamin B12 cho trẻ. Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm như: tim, gan động vật, thịt, cá, sữa, phô mai…
2. Cách cải thiện giấc ngủ của trẻ
– Bổ sung dinh dưỡng
- Phần lớn các gia đình đang gặp vấn đề với giấc ngủ của bé hoặc thắc mắc bé khó ngủ thiếu chất gì đều có chung điểm tương đồng là trẻ rất lười ăn, chủ yếu chỉ uống sữa khi đã lớn. Sữa rất tốt nhưng lúc này, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cân bằng các chất: canxi, omega – 3, vitamin D, sắt, kẽm…
- Nếu gặp khó khăn trong việc cho bé ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, đa dạng thực phẩm và thay đổi cách chế biến thường xuyên.
– Xây dựng thói quen ngủ khoa học
- Nếp sinh hoạt và thói quen ngủ khoa học cần được xây dựng từ sớm ở trẻ, thậm chí ngay khi bé mới . Cố định giờ ngủ và thức giấc vào buổi sáng sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, không bị trằn trọc hay quấy khóc ban đêm.
– Cải thiện không gian ngủ
- Trẻ em có khả năng thích nghi kém hơn người lớn, do đó sự thay đổi của môi trường có thể là nguyên nhân khiến bé khó ngủ. Vì vậy, cha mẹ cần giữ không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ và hạn chế tiếng ồn hay các thiết bị điện tử. Mẹ có thể cho bé sử dụng ti giả hoặc thú bông để thư giãn cơ thể, cải thiện giấc ngủ.
Hạnh phúc, vui vẻ hơn, không lo âu muộn phiền vì bệnh tật.
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT