Thấp còi là một dấu hiệu quan trọng thể hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Vậy thấp còi là gì và khi nào trẻ được xem là thấp còi?
Suy dinh dưỡng thể thấp còi là một trong những dấu hiệu hàng đầu nhằm xác định tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em. Tình trạng này chỉ ra rằng trẻ không đạt được đúng tiềm năng phát triển của mình do bệnh tật, sức khoẻ kém và không được nhận đủ hoặc khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.
Trẻ được đánh giá là thấp còi nếu chúng quá thấp so với tuổi. Điều này chỉ ra rằng sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đã bị ức chế.
Thấp còi không chỉ là một vấn đề đối với trẻ nhỏ, tình trạng này ảnh hưởng đến cả sự phát triển về thể chất và nhận thức cùng với những tác động có thể tồn tại trong suốt quãng đời của một người. Có một số bằng chứng cho thấy rằng việc tăng trưởng bắt kịp là có thể xảy ra. Điều này có khả năng đảo ngược một số những tác động của thấp còi nếu các điều kiện môi trường được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, việc này không xảy ra đối với toàn bộ trường hợp.
Mỗi trẻ có chiều cao và cân nặng khác nhau, cần theo dõi theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ
Suy dinh dưỡng thấp còi được xác định như thế nào?
Tình trạng thấp còi được đánh giá dựa trên chiều cao so với độ tuổi hiện tại của trẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố những số liệu và đường cong tăng trưởng toàn cầu. Những đường cong này cho biết quỹ đạo tăng trưởng dự kiến của trẻ em từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Tất nhiiên, không thể mong đợi tất cả mọi người đều có chiều cao và cân nặng chính xác như nhau. Nhiều yếu tố, chẳng hạn như di truyền, ảnh hưởng đến chiều cao nhưng không phản ánh tình trạng sức khoẻ kém và suy dinh dưỡng. Do đó, những đường cong tăng trưởng này thể hiện một phạm vi số liệu giới hạn.
Biểu đồ sau thể hiện những đường cong tăng trưởng của bé trai và bé gái. Đường cong tăng trưởng trung bình được thể hiện bằng một đường đậm. các vùng trên và dưới đường đậm này thể hiện phạm vi bình thường. phạm vi này là hai độ lệch chuẩn trên và dưới mức chuẩn.
Trẻ có chiều cao nằm dưới mức bình thường, tức là dưới phạm vi của đường cong phát triển dự kiến ở độ tuổi hiện tại của trẻ sẽ được xác định là thấp còi.
Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi được định nghĩa là tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao dự kiến theo tuổi tấp hơn mức tối thiểu – độ lệch chuẩn dưới.
Để ước tính tỉ lệ thấp còi, các nhà nghiên cứu dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình và nhân khẩu học. Từ đó thực hiện những thống kê về sự phát triển của trẻ em. Đồng thời kết hợp với các dữ liệu y tế chính thức từ Chính phủ theo dõi sự phát triển của trẻ em.
Bảng đánh giá chiều cao – cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ (Theo CDC)
Nguyên nhân của tình trạng trẻ thấp còi
Tình trạng thấp còi có thể xảy ra trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Tuy nhiên, phần lớn được quyết định trong vòng 1000 ngày đầu tiên từ khi mẹ mang thai. Giai đoạn này kéo dài từ ngay thời điểm thụ thai, điều này có nghĩa là tình trạng dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng , cho đến sinh nhật lần thứ 2 của trẻ. Đây là lúc trẻ trải qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh nhất.
Suy dinh dưỡng thấp còi xảy ra khi trẻ không được nhận đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển. Điều này có thể chỉ do chế độ ăn uống kém gây ra. Tuy vậy, bệnh tật và sức khoẻ kém cũng có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn.
Khi trẻ đang trải qua giai đoạn bệnh tật hoặc sức khoẻ kém, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thường cao hơn. Trẻ sẽ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn để không chỉ tăng trưởng mà còn chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ như khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy lặp đi lặp lại (thường gặp ở trẻ em) thì khả năng giữ và hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cần chế độ ăn khoa học phù hợp với từng giai đoạn
Vì vậy, để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, cần đảm bảo cho mẹ có một chế độ dinh dưỡng và sức khoẻ tốt trước, trong và sau khi mang thai. Bên cạnh đó, cho trẻ tiếp cận với một chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng, được sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường sống nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và có biện pháp điều trị thích hợp là vô cùng quan trọng giúp trẻ tránh bệnh tật và tăng cường sức khoẻ, từ đó giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo World In Data
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT