Trẻ nhỏ rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là đi ngoài phân có hạt trắng hay ra máu…. Nếu gặp tình huống này các bậc cha mẹ nên xử lý thế nào?
Đi ngoài ra hạt màu trắng
- Khi trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài ra phân lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hột và bọt, thường trẻ đi ngoài khoảng 5 – 7 lần/ngày.
- Nếu trẻ đi ngoài ra phân có hạt màu trắng nhưng không bị đau bụng, không quấy khóc, bú bình thường, ngủ yên giấc, tăng cân tốt thì không cần phải lo lắng. Các bậc cha mẹ chỉ cần tiếp tục theo dõi trẻ, nếu thấy có hiện tượng bất thường thì đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.
- Ngoài ra, trẻ có thể đi ngoài ra hạt màu trắng, nhầy, đi phân sống nếu hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như: ốm sốt, dị ứng sữa công thức, nhiễm khuẩn… Nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Đi ngoài ra máu ở trẻ sơ sinh
Phân của trẻ sơ sinh đôi khi có lẫn máu khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Máu lẫn trong phân có thể là màu đỏ tươi hoặc màu đỏ thẫm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu như:
- Nứt hậu môn: nứt hậu môn khi trẻ bị táo bón, phân cứng khiến trẻ cố rặn gây chảy máu hậu môn, khiến phân dính máu. Nứt hậu môn có thể tự lành hoặc dùng thuốc mỡ bôi vào vị trí nứt. Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu do nứt hậu môn thì mẹ nên ăn nhiều chất xơ, các loại thực phẩm có tính lành mát để trẻ bú mẹ dễ dàng đi ngoài hơn. Với trẻ bú sữa công thức thì nên thử đổi loại sữa khác.
- Viêm đại tràng: đi ngoài ra máu có thể do viêm đại tràng. Đây là yếu tố có tính di truyền. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị nhiễm trùng gây nên tình trạng viêm.
- Bệnh Crohn: bệnh Crohn là bệnh gây viêm loét thành trong ruột non và ruột già. Crohn cũng là một trong những bệnh có tính di truyền. Nếu gia đình có người bị Crohn thì nên đưa trẻ đi kiểm tra khi thấy trẻ đi ngoài ra máu.
- Dị ứng: dị ứng với sữa hoặc thức ăn có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu hoặc có các dịch nhầy, hạt kèm theo.
Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là phân loại nguyên nhân và kiểm tra tình trạng của trẻ. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, không quấy khóc thì theo dõi thêm. Nếu tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài, hoặc trẻ quấy khóc bất thường thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Để bảo vệ hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của trẻ, cần cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là một số chất đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại.
Hạnh phúc, vui vẻ hơn, không lo âu muộn phiền vì bệnh tật.
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT