Suy dinh dưỡng là hiện tượng thiếu hụt các chất dinh dưỡng và năng lượng làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động, sinh sống cũng như tăng trưởng bình thường ở trẻ nhỏ. Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể phân loại thành 3 thể như sau:
Thể gầy còm còn được gọi là suy dinh dưỡng cấp tính và thấp còi được gọi là suy dinh dưỡng mãn tính. Tuy nhiên, các thuật ngữ này có thể gây hiểu lầm và phản ánh không đúng những chẩn đoán suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ
Lý do khiến trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể xảy ra là do tăng tiêu hao dưỡng chất, thiếu cung cấp hoặc cả 2 nguyên nhân trên. Nếu do cơ chế thiếu cung cấp thì có nghĩa là trẻ không được cung cấp đủ các loại lương thực, thực phẩm, trẻ biếng ăn và ăn không đủ nhu cầu. Đồng thời, có thể là do chế độ ăn uống của trẻ nghèo nàn và cách chế biến thức ăn không phù hợp, khiến các bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cơ chế tăng tiêu hao dưỡng chất cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng. Cụ thể là do trẻ bị bệnh, nhất là mắc phải những căn bệnh dài ngày, rối loạn tiêu hóa, hấp thu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và thất thoát dưỡng chất do bệnh lý. Phần lớn các trường hợp suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ xảy ra là do sự kết hợp của cả 2 cơ chế là thiếu cung cấp và tăng tiêu hao dưỡng chất. Đặc biệt là những trẻ bị bệnh nhưng bố mẹ lại cho ăn kiêng.
Biếng ăn là một trong những nguyên nhân đưa đến Suy dinh dưỡng
Những thay đổi khi bị Suy dinh dưỡng:
Về Cơ bắp
Khối lượng cơ bắp thấp được quan sát thấy ở cả tình trạng thấp còi và gầy còm có khả năng giải thích mối liên quan giữa 2 tình trạng này.
Về Chiều cao
Trẻ ăn không đủ, thiếu dinh dưỡng sẽ không chỉ sụt cân, gầy còm mà còn có thể chậm phát triển chiều cao. Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm sẽ trở nên thấp còi nếu không được điều trị. Tăng trưởng chiều cao chỉ tiếp tục khi tình trạng gầy còm đã được chữa trị ít nhất một phần. Do đó, việc phát hiện và điều trị gầy còm cũng góp phần ngừa thấp còi.
Nghiên cứu gần đây cho thấy xương và mỡ đều là cơ quan nội tiết. Việc tương tác giữa mỡ và xương giúp điều hoà quá trình chuyển hoá năng lượng. Nhờ Osteocalcin – Hoóc-môn do xương sản xuất – có thể giải thích những quan sát này.
Thấp còi cũng có thể xảy ra trong trường hợp không gầy còm
Việc giải thích tăng trưởng tuyến tính từ gầy còm đến thấp còi là không chính xác.
Sự phát triển chiều cao đòi hỏi tổng hợp các mô sụn và xương chứa nhiều phốt pho, canxi, magiê và lưu huỳnh hơn các mô nạc khác. Vì vậy, những chất dinh dưỡng này được yêu cầu trong chế độ dinh dưỡng phòng chống thấp còi. Các sản phẩm từ sữa cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và tăng trưởng ở trẻ.
Về mô Mỡ
Hiện tượng tăng mỡ có thể xảy ra ngay cả khi thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp mô nạc. Tăng khối lượng mỡ thường liên quan đến thấp còi. Do đó, chế độ ăn giàu dinh dưỡng là cần thiết nhằm chống suy dinh dưỡng thấp còi, gầy còm, thúc đẩy cơ bắp phát triển và ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa.
Cách chăm sóc tốt nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Chú ý về vệ sinh ăn uống của trẻ
Bố mẹ nên nhớ là phải cho các bé ăn chín uống sôi. Khi nấu xong thức ăn, bố mẹ phải cho trẻ ăn ngay và không được cho con ăn ở những nơi bụi bặm, công trường xây dựng, đường xá. Bởi vì đây là nguồn lây lan nhiều căn bệnh như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy,…
Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ
Bố mẹ phải thường xuyên tắm rửa và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên xây dựng cho bé thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ và không ăn quá nhiều đồ ngọt để tránh bị bệnh viêm lợi, sâu răng. Hơn nữa, bố mẹ cũng phải tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện và cắt móng tay cho trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ không nên để trẻ lê la ở bên dưới đất bẩn. Thêm vào đó, bố mẹ cũng không nên cho trẻ mút tay, quệt tay bẩn lên mặt, cho đồ chơi, đồ vật bẩn lên miệng để phòng tránh những bệnh giun sán.
Vệ sinh môi trường
Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.
Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.
Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.
Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Vệ sinh môi trường
Tạo cảm giác vui vẻ trong các bữa ăn
Bố mẹ nên thường xuyên động viên và khuyến khích trẻ, tạo cho con cảm giác vui vẻ trong mỗi bữa ăn. Theo đó, bố mẹ có thể cho con ăn cùng với cả gia đình. Bởi vì khi mọi người ăn uống và trò chuyện vui vẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn với bữa ăn.
Ngoài ra, bố mẹ tuyệt đối không bao giờ được dọa nạt, quát mắng hoặc đánh đập bắt bé ăn. Bởi vì nếu làm như vậy sẽ tạo nên áp lực tâm lý cho trẻ, khiến các bé ngày càng sợ ăn hơn, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.
Tạo mỗi bữa ăn là một niềm vui cho trẻ
Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị viêm đường hô hấp hoặc tiêu chảy, bố mẹ cần phải nắm rõ cách xử trí ban đầu ở nhà. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ phải coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp để giúp con mau khỏi bệnh, nhanh chóng phục hồi. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, bố mẹ không được cho bé dùng kháng sinh một cách tùy tiện mà phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bởi vì suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn làm chậm sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu suy dinh dưỡng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
(Theo: Đại học Tamper, Phần Lan; Mạng lưới Y tế Khẩn cấp ENN Oxford, Vương quốc Anh; Bệnh viện Thu Cúc)
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT