Dị ứng mạt bụi là gì?
Mạt bụi là một loài bọ cực nhỏ thuộc họ nhện. chúng sống trong bụi nhà và ăn các tế bào da chết từ con người thải ra. Mạt bụi có thể tồn tại ở mọi vùng khí hậu và ở hầu hết các độ cao. Chúng phát triển mạnh trong môi trường ấm áp với nhiệt độ từ 21 độ C và độ ẩm khoảng 70%.
Khi chúng ta hít phải chất thải của mạt bụi, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh tạo ra kháng thể nhằm chống lại các chất này, mặc dù chúng thường vô hại. Phản ứng miễn dịch quá mức này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của dị ứng mạt bụi, chẳng hạn như hắt hơi và sổ mũi.
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ AAFA, loại dị ứng này ảnh hưởng đến khoảng 20 triệu người ở Hoa Kỳ. Ngoài các triệu chứng dị ứng, việc tiếp xúc lâu dài với các chất dị ứng từ mạt bụi có thể dẫn đến viêm xoang và hen suyễn.
Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi
Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch đối với một chất chưa biết thường không gây hại cho cơ thể. Những chất này được gọi là chất gây dị ứng. các chất này có thể bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa và mạt bụi,..
Những người bị dị ứng mạt bụi có phản ứng xấu với chất thải và tàn dư của mạt bụi, bao gồm phân và xác mạt bụi đang phân huỷ.
Mặc dù môi trường sống tại nhà bạn vẫn sạch sẽ, mạt bụi có thể phát triển trong một thời gian ngắn. Trên thực tế, phòng ngủ thường là nơi lý tưởng để mạt bụi sinh sống và phát triển. Nệm, gối, ra trải giường, thảm và đồ nội thất đều giữ độ ẩm trong không khí, tạo điều kiện cho những con bọ nhỏ này sinh sôi. Bạn có thể gia tăng các triệu chứng dị ứng khi hít phải chất thải từ mạt bụi theo thời gian.
Điều quan trọng cần lưu ý là mạt bụi có thể gây tình trạng hắt hơi đối với nhiều người nhưng chỉ một số người nhất định có phản ứng miễn dịch tạo nên tình trạng dị ứng mạt bụi.
Hình ảnh con bụi mạt nhà dưới kính hiển vi
Triệu chứng của dị ứng mạt bụi
Các triệu chứng dị ứng mạt bụi có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
Trong trường hợp bạn bị hen suyễn, bạn có thể gặp các triệu chứng khác khi dị ứng với mạt bụi, chẳng hạn như:
Chẩn đoán dị ứng mạt bụi
Trong trường hợp các triệu chứng trên ngày càng trở nặng, đặc biệt là khi dọn dẹp nhà cửa hoặc khi đi ngủ, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ dị ứng có thể chẩn đoán và điều trị dị ứng.
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng dị ứng của bạn. Loại xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm chích da. Trong quá trình xét nghiệm, chuyên gia dị ứng sẽ thoa một lượng nhỏ chất gây dị ứng lên da bạn và dùng kim nhỏ chích trên phần thượng bì. Sau 15 phút, chuyên gia dị ứng sẽ kiểm tra những phản ứng trên da bạn. Nếu có phản ứng tiêu cực, da bạn sẽ xuất hiện một vết sưng lớn xung quanh vùng da bị chích. Khu vực này cũng có thể trở nên đỏ và ngứa.
Xét nghiệm máu đôi khi cũng có thể thực hiện thay cho xét nghiệm da. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng xét nghiệm máu chỉ có thể sàng lọc kháng thể, do đó kết quả có thể không chính xác.
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán dị ứng mạt nhà
Điều trị dị ứng mạt bụi
Đối với dị ứng, cách điều trị tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với mạt bụi. Nếu điều này không hiệu quả, sử dụng một số loại thuốc cũng có thể giảm các triệu chứng dị ứng mạt bụi, bao gồm:
Phòng chống dị ứng mạt bụi
Giường ngủ là nơi sinh trưởng lý tưởng cho mạt bụi do có nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo cho sự phát triêể của chúng. Không những vậy, khi đi ngủ, con người còn cung cấp cho mạt bụi một lượng thức ăn không giới hạn.
Điều tích cực là, vẫn có những phương pháp giúp bạn đảm bảo giường không có mạt bụi, từ đó tránh được dị ứng. một số bước có thể thực hiện bao gồm:
Kết luận
Trong trường hợp bạn bị dị ứng mạt bụi, việc tiếp xúc với mạt bụi hàng ngày có thể gây khó chịu. Ngoài các phản ứng dị ứng, việc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân dị ứng trong nhà cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt đối với trẻ em.
Mặc dù dị ứng mạt bụi cần nhiều bước để có thể kiểm soát, bằng cách sử dụng thuốc và thực hiện một số biến pháp phòng ngừa, bạn vẫn có thể giảm và ngăn ngừa tình trạng dị ứng mạt bụi. trao đổi với bác sĩ dị ứng nhằm xác định tình trạng của bản thân và phương pháp điều trị tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng mà dị ứng mạt bụi gây ra.
(Theo Healthline)
CN. Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT