Mọi cha mẹ đều có thể đã trải qua việc trẻ kén ăn, đặc biệt là rau hoặc một số thực phẩm lành mạnh khác. Tuy vậy, việc kén ăn có thể không phải là nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn một số món nhất định.
Theo các nghiên cứu về dị ứng thực phẩm, cứ 13 trẻ thì có khoảng 1 trẻ dị ứng với ít nhất 1 loại thực phẩm. Khoảng 40% trẻ bị dị ứng thực phẩm đã trải qua những phản ứng nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến tính mạng.
Một vấn đề lớn là hầu hết cha mẹ đều không biết liệu con mình có bị dị ứng thức ăn hay không cho đến khi con thử một loại thức ăn và có phản ứng. đó là lý do tại sao cha mẹ, giáo viên, người giữ trẻ và những người khác dành nhiều thời gian bên trẻ cần cảnh giác với với các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm.
Các loại thực phẩm gây dị ứng ở trẻ
Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm, hệ miễn dịch sẽ phản ứng một cách thái quá. Từ đó tạo ra các kháng thể đối với thực phẩm như thể đó là một loại virus hoặc một tác nhân ngoại lai nguy hiểm khác. Phản ứng miễn dịch này chính là điều tạo ra các triệu chứng dị ứng.
Một số tác nhân gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em bao gồm:
Hệ miễn dịch phản ứng một cách thái quá với thực phẩm chính là điều tạo ra các triệu chứng dị ứng.
Triệu chứng của dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hô hấp, đường ruột, tim và da của trẻ. Trẻ bị dị ứng thực phẩm sẽ phát triển một hoặc nhiều triệu chứng sau trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi ăn thực phẩm.
Không phải lúc nào trẻ nhỏ cũng có thể giải thích rõ ràng các triệu chứng. Do đó, đôi khi cha mẹ cần hiểu và diễn giải được những cảm xúc của trẻ. Con bạn có thể đang gặp phản ứng dị ứng nếu con nói điều gì đó chẳng hạn như:
Khi nào cần trợ giúp khẩn cấp?
Một số trẻ phát triển phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ phản ứng với đậu phộng hoặc động vật có vỏ. Khi phát hiện trẻ khó thở hoặc khó nuốt sau khi ăn gì đó, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức để được trợ giúp y tế khẩn cấp.
Các dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm:
Phân biệt giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp
Phản ứng với một loại thực phẩm cụ thể không luôn luôn có nghĩa là trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Có những trẻ gặp tình trạng không dung nạp một số loại thực phẩm. Sự khác biệt là dị ứng thực phẩm liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ, trong khi không dung nạp thức ăn thường liên quan đến hệ tiêu hoá. Tình trạng không dung nạp thực phẩm phổ biến hơn nhiều so với dị ứng thực phẩm.
Dị ứng thực phẩm có xu hướng nguy hiểm hơn, dẫn đến trẻ thường cần phải tránh mọi loại thức ăn gây dị ứng. Không dung nạp thực phẩm thường không nghiêm trọng và trẻ có thể ăn một lượng nhỏ các loại thức ăn này..
Một số ví dụ về không dung nạp thực phẩm bao gồm:
Triệu chứng | Không dung nạp thực phẩm | Dị ứng thực phẩm |
Đầy hơi | Có | Không |
Đau ngực | Không | Có |
Tiêu chảy | Có | Có |
Ngứa da | Không | Có |
Buồn nôn | Có | Có |
Phát ban hoặc nổi mày đay | Không | Có |
Hụt hơi | Không | Có |
Sưng môi, lưỡi, đường thở | Không | Có |
Đau bụng | Có | Có |
Nôn mửa | Có | Có |
Cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thực phẩm
Trong trường hợp bạn nghi ngờ con mình bị dị ứng thực phẩm, hãy gặp bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dị ứng để được thăm khám. Bác sĩ có thể xác định loại thực phẩm gây dị ứng và giúp xây dựng kế hoạch điều trị. Trẻ có thể cần sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng Histamine để điều trị các triệu chứng.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT