Dị ứng ở trẻ em
Trẻ em có thể bị dị ứng ở mọi lứa tuổi. Những tình trạng dị ứng này được phát hiện càng sớm thì càng dễ dàng được điều trị sớm, giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng của dị ứng có thể bao gồm:
Dị ứng có thể được kích hoạt bởi nhiều tác nhân khác nhau từ cả trong nhà, ngoài trời và nhiều loại thực phẩm. Trong trường hợp phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dị ứng để được thăm khám.
Trước khi đến gặp bác sĩ, hãy ghi lại các triệu chứng và phơi nhiễm. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định liệu tình trạng của trẻ có trong một nhóm dị ứng nào không. Từ đó, bác sĩ có thể thực hiện nhiều loại xét nghiệm dị ứng nhằm xác định chính xác loại dị ứng mà trẻ đang mắc phải.
Viêm da, nổi mẩn ngứa cũng là một biểu hiện của dị ứng
Thời điểm nên xét nghiệm dị ứng
Dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến:
Nếu trẻ có những phản ứng bất thường khi ăn một số loại thực phẩm, xét nghiệm dị ứng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Bạn có thể đưa trẻ đi xét nghiệm ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, xét nghiệm da thường không được chỉ định đối với trẻ dưới 1 tuổi do các xét nghiệm dị ứng có thể kém chính xác hơn.
Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng dị ứng và cảm lạnh không giảm sau vài tuần, hãy liên hệ với bác sĩ để biết liệu việc xét nghiệm dị ứng cho trẻ có phù hợp hay không.
Xét nghiệm lẩy da
Trong xét nghiệm này, một lượng nhỏ chất gây dị ứng sẽ được nhỏ lên da. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kim chích để một lượng nhỏ chất gây dị ứng có thể xâm nhập vào lớp thượng bì.
Nếu trẻ bị dị ứng với chất này, một vết sưng đỏ cùng một vòng tròn quanh vết sưng sẽ xuất hiện trên da. Xét nghiệm này được xem là tiêu chuẩn của các phương pháp xét nghiệm dị ứng và có thể được thực hiện đối với trẻ ở mọi lứa tuổi từ 6 tháng trở lên.
Phương pháp xét nghiệm test lẩy da
LƯU Ý
Trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, bác sĩ sẽ cần biết những thông tin về thời điểm xuất hiện triệu chứng ở trẻ cùng với mọi tiền sử bệnh lý mà trẻ có thể mắc phải.
Nếu trẻ đang dùng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu ngừng thuốc trong một thời gian nhất định trước khi xét nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ khoanh vùng những chất gây dị ứng mà trẻ có thể mắc phải và thực hiện xét nghiệm những dị ứng nguyên này. Số lượng dị ứng nguyên được xét nghiệm có thể chỉ một vài hoặc đến một vài chục loại.
Xét nghiệm thường được thực hiện ở mặt trong cánh ttay. Thời gian xét nghiệm có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào số lượng dị ứng nguyên được xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm thường sẽ có ngay trong ngày.
Cần lưu ý rằng, hiện tượng dương tính giả và âm tính giả là phổ biến. Sau khi hoàn thành xét nghiệm, cần trao đổi với bác sĩ về những điều cần chú ý và phương hướng điều trị tiếp theo.
Xét nghiệm trong da (nội bì)
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng tại dưới da cánh tay. Xét nghiệm nội bì thường được thực hiện để kiểm tra dị ứng Penicillin hoặc dị ứng với nọc độc của côn trùng.
LƯU Ý
Xét nghiệm này sẽ được thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Một lượng nhỏ chất dị ứng sẽ được tiêm dưới da cánh tay. Sau khoảng 15 phút, vị trí tiêm sẽ được kiểm tra xem có bất kỳ phản ứng dị ứng nào không.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp đo lường các kháng thể trong máu của trẻ đối với các chất gây dị ứng khác nhau, bao gồm cả thực phẩm. Mức kháng thể đo được càng cao thì khả năng dị ứng càng cao.
Xét nghiệm máu tìm dị ứng nguyên
Xét nghiệm Panel dị ứng: Thông qua xét nghiệm dị ứng này, trẻ có cơ hội xác định cùng lúc từ 20 đến 96 dị nguyên gây dị ứng phổ biến nhất trên 1 mẫu xét nghiệm bao gồm: Bụi nhà, mạt bụi, lông mèo, lông chó, vừng, phấn hoa, côn trùng, động vật, thịt, cá, tôm, cua, mực, trứng, sữa, ngũ cốc, rau, trái cây, hạt hay các nguyên nhân khác.
Xét nghiệm định lượng các IgE đặc hiệu hiện được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định rộng rãi trong nhiều trường hợp như:
Xét nghiệm Panel dị ứng được thực hiện qua một lần lấy máu vào thời điểm bất kỳ trong ngày, không bị ảnh hưởng bởi ăn uống nên trẻ có đến kiểm tra bất kỳ lúc nào.
Như vậy, chỉ bằng 1 lần xét nghiệm Panel dị ứng, dễ dàng xác định chính xác hàng trăm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh dị ứng ở người có triệu chứng dị ứng cấp tính hoặc mạn tính. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác cho người bệnh, đồng thời tư vấn người bệnh phòng tránh chính xác các dị nguyên gây dị ứng.
LƯU Ý
Xét nghiệm máu dị ứng cũng tương tự như mọi loại xét nghiệm máu cho các bệnh khác. Trẻ sẽ được lấy máu và mẫu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Trong một lần lấy máu, trẻ có thể được kiểm tra nhiều loại dị ứng khác nhau và không gây nguy cơ phản ứng dị ứng. Kết quả xét nghiệm thường có sau vài ngày.
Xét nghiệm áp bì
Trong trường hợp trẻ bị phát ban hoặc nổi mày đay, có thể thực hiện xét nghiệm áp bì. Điều này sẽ giúp xác định xem chất gây dị ứng có gây kích ứng da hay không.
LƯU Ý
Xét nghiệm áp bì gần như tương tự với xét nghiệm chích da nhưng không sử dụng kim. Chất gây dị ứng được đưa vào các miếng dán. Sau đó dán lên vùng da cánh tay hoặc lưng trong vòng 48 giờ. Xét nghiệm này có thể được thực hiện với 20 – 30 dị ứng nguyên khác nhau một lúc.
Xét nghiệm khẳng định đối với thực phẩm
Xét nghiệm khẳng định được dùng để xác định xem trẻ có bị dị ứng thực phẩm hay không. Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn có thể xác định xem liệu trẻ đã hết dị ứng thực phẩm hay chưa. Xét nghiệm khẳng định thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế do tồn tại khả năng xuất hiện các phản ứng dị ứng nguy hiểm.
LƯU Ý
Trong vòng 1 ngày, trẻ sẽ được cho tăng sử dụng một loại thực phẩm nhất định và theo dõi chặt chẽ các phản ứng. Mỗi lần chỉ có thể kiểm tra một loại thực phẩm duy nhất.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, hãy trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào mà trẻ đang sử dụng. Bác sĩ có thể yêu cầu tạm ngưng sử dụng thuốc trong một thời gian. Ngoài ra, trẻ không nên ăn sau nửa đêm vào đêm trước khi thực hiện xét nghiệm mà chỉ được uống nước lọc.
Vào thời gian tiến hành xét nghiệm, các phần thực phẩm được chia nhỏ sẽ được cung cấp với liều lượng ngày càng lớn sau một khoảng thời gian nhất định trong tổng cộng 5 – 8 phần. Sau khi ăn phần cuối cùng, trẻ sẽ được theo dõi trong vài giờ nhằm xác định những phản ứng có thể xảy ra. Ngay khi trẻ có phản ứng với thực phẩm, các bác sĩ sẽ có thể điều trị kịp thời.
Thay đổi chế độ ăn uống
Phương pháp này được thực hiện bằng cách áp dụng chế độ ăn loại bỏ một loại thực phẩm nghi ngờ gây phản ứng dị ứng hoặc không dung nạp như sữa, trứng hoặc đậu phộng trong một khoảng thời gian nhất định.
LƯU Ý
Đầu tiên, bạn loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ khỏi chế độ ăn của trẻ trong 2 – 3 tuần và theo dõi bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện.
Sau đó, nếu bác sĩ cho phép, bạn cho trẻ ăn lại từ từ từng loại thức ăn. Chú ý các phản ứng dị ứng như thay đổi nhịp thở, phát ban, đại tiện bất thường hoặc khó ngủ nhằm xác định loại thực phẩm trẻ bị dị ứng.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi trẻ được xét nghiệm dị nguyên, bạn có thể có một số thắc mắc. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp.
Kết quả có thể có độ tin cậy khác nhau tuỳ thuộc vào loại xét nghiệm và dị ứng cụ thể. Trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu về độ chính xác của từng loại xét nghiệm.
Loại dị ứng mà bác sĩ nghi ngờ sẽ quyết định loại xét nghiệm được thực hiện. Đôi khi, cần thực hiện nhiều hơn một loại xét nghiệm.
Ví dụ, nếu xét nghiệm da không có kết quả hoặc quá khó để thực hiện, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu. Cần lưu ý rằng, các loại xét nghiệm khác nhau có độ nhạy cảm và chính xác khác nhau.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm dị ứng phụ thuộc vào loại xét nghiệm được tiến hành. Trong trường hợp trẻ có phản ứng với xét nghiệm khẳng định thực phẩm hoặc thử nghiệm chế độ ăn loại bỏ, đây là một dấu hiệu khá rõ rằng trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm và nên tránh xa loại thực phẩm đó.
Bất kể loại xét nghiệm dị ứng nào được thực hiện, cần phải xác định được triệu chứng biểu hiện và phản ứng với các phơi nhiễm cụ thể nhằm đánh giá và đối chiếu kết hợp với nhau. Điều này sẽ giúp xác định chẩn bất kỳ đoán dị ứng cụ thể nào.
Trong trường hợp trẻ được xác định bị một hoặc nhiều loại dị ứng, bác sĩ sẽ đề xuất một kế hoạch điều trị. Kế hoạch cụ thể có thể khác nhau tuỳ thuộc vào loại dị ứng và có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, tiêm phòng dị ứng hoặc tránh các chất gây dị ứng.
Nếu trẻ cần tránh một số chất gây dị ứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn các cách để thực hiện và đưa ra biện pháp điều trị trong trường hợp trẻ vô tình tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Kết luận
Có nhiều loại xét nghiệm và thử nghiệm dị ứng khác nhau. Nếu trẻ có các triệu chứng dị ứng, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dị ứng về tình trạng của trẻ. Các bác sĩ có chuyên môn về cách xác định và điều trị dị ứng, đồng thời có thể giúp làm giảm các triệu chứng cũng như hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa dị ứng.
Hiện Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt đã triển khai xét nghiệm máu bằng phương pháp thấm miễn dịch để phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu dị nguyên đối với 96 dị nguyên ở bệnh nhân bị dị ứng. Nếu Bạn nghi ngờ con bạn bị dị ứng với thực phẩm hoặc các dị nguyên khác, Bạn hãy liên hệ ngay với Trung tâm để đăng ký lịch hẹn khám và điều trị, hotline 19001042.
(Theo Healthline)
CN. Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT