Rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên gây ra những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống, từ đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, thậm chí đe doạ tính mạng. Rối loạn ăn uống được chia thành 3 loại:
Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các chứng rối loạn ăn uống có thể xuất hiện nhiều loại và tại nhiều thời điểm khác nhau. Ví dụ, một số trẻ xuất hiện xen kẽ chứng cuồng ăn và biếng ăn.
Rối loạn ăn uống thường phát triển trong thời niên thiếu hoặc đầu tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể phát triển ngay từ khi còn nhỏ. Phụ nữ có xu hướng bị tổn thương cao hơn, chỉ có khoảng 5% – 15% những người mắc chứng chán ăn hoặc cuồng ăn là nam giới. Đối với ăn vô độ, con số này ở nam giới tăng lên 35%.
Ai cũng có thể mắc chứng rối loạn ăn uống
Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống
Hiện nay, các bác sĩ vẫn không chắc chắn về nguyên nhân gây chứng rối loạn ăn uống. Họ nghi ngờ việc kết hợp các yếu tố sinh lý, hành vi và xã hội có thể là nguyên nhân gây tình trạng này. Ví dụ, những người trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi hình ảnh các thần tượng hoặc do nền văn hoá cho rằng việc nhẹ cân là tiêu chuẩn cho cái đẹp. Ngoài ra, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống có thể phải trải qua các vấn đề sau:
Để đối phó với những vấn đề trên, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên có thể áp dụng những thói quen ăn uống có hại. Trên thực tế, rối loạn ăn uống thường đi cùng với các vấn đề tâm lý khác như:
Sự nguy hiểm của chứng rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp phát hiện bất cứ dấu hiệu của rối loạn ăn uống ở trẻ được liệt kê dưới đây, hãy liên hệ với bác sĩ. Chứng rối loạn ăn uống dường như không thể tự khắc phục, trẻ cần được điều trị để giúp phục hổi cân nặng và thói quen ăn uống bình thường. Ngoài ra, việc điều trị cũng có thể giải quyết những vấn đề tâm lý của trẻ. Điều quan trọng cần lưu ý là chứng rối loạn ăn uống sẽ cải thiện tốt nhất khi được phát hiện và điều trị sớm.
Ăn uống không kiểm soát dẫn đến tăng cân, béo phì, chán ăn có thể do rối loạn tâm lý hoặc rối loạn thể chất cần phải điều trị
I. Chứng chán ăn
Trẻ em và thanh thiếu niên chán ăn có cơ thể kém cân đối và thường có nhận thức sai lệch về hình ảnh của cơ thể. Những người mắc chứng chán ăn xem mình là mập, ngay cả khi họ gầy đến mức nguy hiểm. Họ bị ám ảnh bởi việc gầy và thậm chí không duy trì mức cân nặng bình thường tối thiểu.
Theo Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, cứ 25 phụ nữ sẽ có 1 người từng mắc chứng chán ăn và hầu hết sẽ phủ nhận rằng họ mắc chứng rối loạn ăn uống này.
TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng chán ăn bao gồm:
BIẾN CHỨNG
Chán ăn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, bao gồm:
Chán ăn có thể gây tử vong lên đến 10% đối với những trường hợp mắc tình trạng này. Các nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất bao gồm ngừng tim, mất cân bằng điện giải và tự tử.
ĐIỀU TRỊ
Mục đích đầu tiên của việc điều trị là đưa người bệnh trở lại cân nặng và thói quen ăn uống bình thường. Việc nhập viện trong vài tuần có thể cần thiết. trong trường hợp suy dinh dưỡng nghiêm trọng và có thể đe doạ đến tính mạng, cần cho ăn qua đường ống hoặc truyền tĩnh mạch.
Điều trị lâu dài có thể giải quyết các vấn đề tâm lý của người bệnh. Những phương pháp điều trị bao gồm:
II. Chứng cuồng ăn
Tương tự như chán ăn, trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng cuồng ăn cũng sợ tăng cân và cảm thấy không hài lòng với cơ thể của bản thân.
Đối với những trẻ mắc tình trạng này, họ sẽ liên tục ăn quá nhiều thức ăn trong một thời gian ngắn. Thông thường, sau khi ăn quá nhiều, trẻ sẽ có xu hướng mất kiểm soát và cảm thấy xấu hổ với bản thân. Do đó, họ sẽ sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, kích thích nôn hoặc thụt tháo để tránh tăng cân. Cuối cùng, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm sau khi giải phóng được thức ăn.
Bác sĩ chẩn đoán chứng cuồng ăn sau khi một người lặp lại tình trạng trên ít nhất 2 lần một tuần trong vòng 3 tháng.
Những người mắc chứng cuồng ăn thường có cân nặng dao động ở mức bình thường hoặc một số trường hợp có thể thừa cân. Cứ 25 phụ nữ sẽ có khoảng 1 người đã từng mắc chứng cuồng ăn.
Người bị ám ảnh quá mức về ngoại hình, cân nặng
thường có nguy cơ cao mắc Rối loạn ăn uống
TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng của chứng cuồng ăn bao gồm:
BIẾN CHỨNG
Các biến chứng của tình trạng cuồng ăn có thể rất nghiêm trọng. Axit dạ dày do nôn nhiều có thể gây ra:
Ngoài ra, chứng cuồng ăn có thể làm giảm nồng độ kali trong máu, điều này có thể dẫn đến thay đổi nhịp tim bất thường gây nguy hiểm cho cơ thể.
ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị chứng cuồng ăn nhằm phá vỡ chu kỳ đào thải quá mức và thói quen đào thải thức ăn. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Ăn vô độ cũng tương tự như chứng cuồng ăn. Tình trạng này bao gồm việc ăn uống mất kiểm soát trong thời gian ngắn, thậm chí có thể gây khó chịu cho cơ thể. Tuy nhiên, những người ăn vô độ không giải phóng thức ăn thông qua nôn hoặc các phương tiện khác, kết quả là họ có xu hướng thừa cân hoặc béo phì.
Những người ăn vô độ có thể gặp nhiều vấn đề tâm lý như tức giận, lo lắng, căng thẳng hoặc buồn chán. Thông thường, những người ăn vô độ sẽ khó chịu vì tình trạng ăn quá nhiều của họ và trở nên chán nản.
Đa phần bệnh nhân bị rối loạn ăn uống vô độ
đều có biểu hiện trầm cảm, rối loạn lo âu…
BIẾN CHỨNG
Trọng lượng cơ thể lớn, dư thừa do ăn vô độ có thể khiến trẻ mắc các bệnh sau:
ĐIỀU TRỊ
Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Tác giả: CN.Nguyễn Nhật Phúc
Theo Webmd
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT