Răng ê buốt (răng nhạy cảm) là tên gọi của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh hay ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng nghĩa là bạn đã mắc triệu chứng ê buốt răng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt răng tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tuỷ. Ngoài ra, nó cũng sẽ làm cho cuộc sống của bạn không thoải mái khi phải kiêng khem quá mức hay luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt.
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
- Do tổn thương cấu trúc của răng: Khi men răng bị mòn hở cổ răng, răng bị sứt mẻ làm lộ lớp ngà răng. Khi lớp ngà răng nhạy cảm bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm gây ra tình trạng ê buốt răng.
- Do tụt nướu: Tụt nướu răng theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng, khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
- Do chế độ chăm sóc răng miệng: Chải răng quá kỹ, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách, khi chải răng nhiều hơn ba lần một ngày không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà còn gây mất men răng làm răng bị ê buốt.
- Chế độ ăn uống nhiều axit:
- Một chế độ ăn chứa nhiều axít như nhiều thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc nước ngọt có gas, soda có thể làm phân hủy bề mặt răng gây mòn men răng, dẫn tới lộ ngà chính là nguyên nhân răng bị ê buốt.
- Nước súc miệng cũng là một lý do gây ra ê buốt răng. Do nước súc miệng có chứa axit và nếui sử dụng thường xuyên sẽ gây men răng bị mòn.
- Do thói quen xấu: Nghiến răng khi ngủ vào ban đêm, hay một số người có thói quen nhai đá cũng làm tổn thương cấu trúc răn. Nghiến rằn diễn ra trong vô thức nhưng đều gặp ở tất cả các lứa tuổi và thường kéo dài, gây nên những phiền toái trong cuộc sống.
Phòng ngừa ê buốt răng
– Lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải răng theo chiều dọc hay tròn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Hạn chế tối đa các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước ép trái cây, đồ uống chứa carbonat, sữa chua… gây mòn men răng theo thời gian.
– Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để giảm thiểu tác hại của axit gây phá hỏng men răng khiến răng tổn thương đau, ê buốt.
– Nên đeo máng nhai mỗi khi ăn để giảm tình trạng ê buốt răng cũng như hạn chế được tình trạng răng bị mòn gây tổn thương cho men răng.
Nguồn: (sưu tầm)
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT