Răng có thể bị nứt do nhai thức ăn cứng, nghiến răng khi ngủ và thậm chí có thể xảy ra tự nhiên khi chúng ta già đi. Đây là một tình trạng phổ biến và là nguyên nhân gây mất răng hàng đầu ở một số quốc gia. Chúng ta có thể cùng tìm hiểu về triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, cách chăm sóc và phòng ngừa nứt răng để có một hàm răng khoẻ mạnh
Nguyên nhân khiến răng bị nứt
Răng có thể bị nứt vì nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm:
Phân loại nứt răng
Các vết nứt trên răng có thể xuất hiện dưới dạng:
Triệu chứng
Không phải tất cả răng khi bị nứt đều xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có, các triệu chứng có thể bao gồm:
Chẩn đoán
Việc chụp x-quang không giúp xác định tình trạng răng bị nứt. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều xuất hiện các triệu chứng điển hình khi bị nứt răng. Do đó, việc xác định và chẩn đoán tình trạng nứt răng cần được thực hiện bởi nha sĩ tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt. Một số bước giúp chẩn đoán tiình trạng này bao gồm:
Điều trị
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí của vết nứt, các triệu chứng của bệnh nhân và liệu vết nứt có lan rộng đến đường viền nướu hay không. Tuỳ thuộc vào những yếu tố này, nha sĩ có thể tiến hành điều trị theo những phương pháp sau.
Trong quy trình này, nha sĩ sẽ sử dụng một vật liệu nhựa dẻo nhằm lấp đầy vết nứt, từ đó phục hồi hình dáng và chức năng của răng.
Mão răng là một thiết bị phục hình nha khoa thường được làm từ sứ hoặc kim loại. Phương pháp này thường được sử dụng khi răng bị hư hỏng và cần được bọc kín.
Để tiến hành lắp mão răng, trước tiên nha sĩ sẽ mài một ít men răng nhằm tạo khoảng trống cho mão răng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được lấy dấu răng, chọn màu răng phù hợp với răng tự nhiên và gửi mẫu dấu đến labo nha khoa để sản xuất mão răng. Quá trình này có thể mất vài ngày. Khi mão răng được hoàn thiện, nha sĩ sẽ lắp và gắn cố định mão lên răng của bệnh nhân.
Với những tiến bộ trong công nghệ, một số nha sĩ có thể sản xuất mão sứ tại phòng mạch và hoàn thiện trong ngày.
Nếu được chăm sóc đúng cách, mão răng có thể có tuổi thọ rất dài, thậm chí suốt đời.
Một khi vết nứt quá rộng và ăn sâu vào tuỷ răng, nha sĩ sẽ đề nghị lấy tuỷ răng để loại bỏ tuỷ răng bị hư hỏng và khôi phục tính toàn vẹn cho răng. Quy trình này có thể ngăn không cho răng bị nhiễm trùng hoặc yếu đi.
Khi cấu trúc răng, dây thần kinh và chân răng bị tổn thương nghiêm trọng, việc nhổ bỏ răng có thể là lựa chọn duy nhất của bệnh nhân.
Nhiều người có những vết rạn nhỏ li ti trên men răng và nếu những vết nứt này không gây đau hoặc không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng, nha sĩ có thể khuyến nghị không điều trị.
Biến chứng
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nứt răng là tình trạng nhiễm trùng lan đến xương và nướu. Trong đó, một vài biến chứng còn được gọi là áp-xe răng, bao gồm:
Nha sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu nhằm loại bỏ mủ ra khỏi phần răng nhiễm trùng và sau đó, kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nhằm tiêu diệt vi khuẩn.
Tự chăm sóc và phòng ngừa
Mặc dù nứt răng không thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên có những biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Răng chắc khoẻ ít có khả năng bị nứt hơn. Do đó cần giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đến nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để được kiểm tra và phòng ngừa.
Bên cạnh đó, nên tránh nhai các loại thức ăn cứng. Trong trường hợp bạn chơi các môn thể thao có va chạm hoặc nghiến răng thường xuyên, hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị nứt răng, hãy súc miệng bằng nước ấm và chườm lạnh bên ngoài má để ngăn sưng tấy. Các loại thuốc giảm đau kháng viêm như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) có thể giúp giảm sưng và đau. Khi đó, bạn cần hẹn gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn điều trị có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Nứt răng là tình trạng phổ biến đối với nhiều người. Nhiều biện pháp và thủ thuật có thể được thực hiện nhằm điều trị tổn thương răng và khôi phục tình trạng ban đầu của răng.
Mặc dù vết nứt răng có thể được phục hồi, răng khi bị nứt không thể được chữa lành hoàn toàn như khi gãy xương. Tuy vậy, việc điều trị kịp thời có thể giúp khôi phục chức năng của răng, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng và những biến chứng về sau. Sau khi điều trị, răng của bạn có thể bị đau nhưng sẽ hết sau một vài ngày.
Vệ sinh răng miệng tốt, tránh thức ăn cứng và đeo dụng cụ bảo vệ miệng nếu bạn nghiến răng và chơi các môn thể thao va chạm sẽ giúp bảo vệ răng khỏi tình trạng nứt nói riêng và các vấn đề răng miệng nói chung.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT