Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa tương đối phổ biến đối với người trưởng thành. Dưới đây là một số lý do tại sao răng cần được nhổ bỏ:
Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về nhổ răng và những gì bạn cần làm để chăm sóc và phục hồi sau khi được thủ thuật nha khoa này.
Quy trình nhổ răng diễn ra như thế nào?
Đầu tiên, sau khi thăm khám và tư vấn với nha sĩ, bạn sẽ được lên lịch nhổ răng.
Khi tiến hành thủ thuật, nha sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ nhằm làm tê khu vực nhổ răng giúp bạn không bị đau, mặc dù bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo.
Trong trường hợp bệnh nhân nhổ nhiều răng một lúc hoặc còn nhỏ, nha sĩ có thể sử dụng thuốc gây mê toàn thân. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình nhổ răng.
Đối với những ca nhổ răng đơn giản, nha sĩ có thể sử dụng máy nhổ răng siêu âm hoặc kềm nha khoa để làm lỏng răng và sau đó loại bỏ răng.
Đối với nhổ răng hàm, răng khôn hoặc răng bị tổn thương, nha sĩ có thể cần tiến hành phẫu thuật. Trong những trường hợp này, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ nhằm cắt bỏ mô nướu và xương bao phủ quanh răng. Sau đó, nha sĩ có thể cần cắt răng thành nhiều phần trước khi loại bỏ răng.
Sau khi nhổ răng, một khối máu đông thường sẽ hình thành trong ổ răng. Nha sĩ sẽ dùng một miếng gạc hoặc bông gòn để cầm máu. Trong một vài trường hợp, vết thương sau khi nhổ răng có thể cần được khâu bằng chỉ y tế.
Chăm sóc sau khi nhổ răng
Mặc dù việc chăm sóc sau khi nhổ răng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí răng và tình trạng răng được nhổ. Thông thường, vết thương sẽ lành trong vòng 7 đến 10 ngày.
Trong thời gian này, bạn cần giữ khối máu đông nằm yên trong ổ răng. Nếu khối máu đông này bị rơi ra, bạn sẽ gặp một tình trạng gọi là ổ răng khô và có thể gây đau.
Chăm sóc đúng cách sau khi nhổ răng
Để thời gian hồi phục được rút ngắn, bạn có thể thực hiện một vài cách sau:
Những loại thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng
Trong quá trình hồi phục, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, chẳng hạn như
Bạn có thể thêm sinh tố vào chế độ ăn nhưng lưu ý là phải ăn bằng muỗng.
Khi vị trí nhổ răng lành lại, bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm rắn vào chế độ ăn. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm mềm trong vòng 1 tuần kể từ khi nhổ răng.
Kiểm soát cơn đau sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng và thuốc tê hết tác dụng, rất có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu, đau nhức hoặc ê buốt, thậm chí mặt có thể bị sưng.
Sử dụng thuốc giảm đau được nha sĩ chỉ định có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Nếu cơn đau không giảm bớt sau 2 – 3 ngày kể từ khi nhổ răng, bạn nên liên hệ với nha sĩ. Trong trường hợp cơn đau trở nên trầm trọng hơn sau một vài ngày kể từ khi nhổ răng, bạn nên đến thăm khám với nha sĩ ngay lập tức nhằm loại trừ khả năng nhiễm trùng.
Nên làm gì sau khi vết thương lành hẳn?
Sau thời gian chăm sóc và hồi phục từ 1 đến 2 tuần, bạn có thể quay lại chế độ ăn uống và sinh hoạt bình thường. Khi đó, xương và mô nướu mới cũng sẽ phát triển trên vị trí nhổ răng. Tuy nhiên, việc mất răng có thể khiến răng bị xô lệch gây ảnh hưởng đến khớp cắn.
Để ngăn điều này xảy ra, bạn có thể trao đổi với nha sĩ về việc thay thế chiếc răng bị mất. Nha sĩ có thể tiến hành cấy ghép Implant, cầu răng cố định hoặc hàm giả nhằm giải quyết vấn đề trên.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT