U xương hàm đa phần là lành tính và có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật nếu được phát hiện sớm. Vậy u xương hàm là gì, đó có phải là u nhú lành tính ở miệng hay không và điều trị như thế nào?
U xương hàm là bệnh lý các khối u ở xương hàm mặt, có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới. Tuy nhiên, đa phần là khối u lành tính và thường có một số đặc điểm chung sau:
Nguyên nhân gây u hàm mặt đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh có thể là do di truyền, các tác nhân tại chỗ có nguồn gốc do răng hoặc không do răng. Nếu không do răng, khối u xương hàm gồm có các dạng là: u xương xương hàm, u xơ xương hàm, u máu trong xương hàm và u sụn.
Đa số các khối u xương hàm là các khối u lành tính và đều không có biểu hiện trên lâm sàng. Tuy nhiên, khi thăm khám ở mỗi giai đoạn có thể nhận thấy các dấu hiệu sau.
Nếu u xương hàm được phát hiện, chẩn đoán sớm lúc khối u còn nhỏ thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ triệt để khối u và tạo hình phục hồi.
Nếu khối u lớn và quá lớn, cần chú ý phẫu thuật mang tính cắt, xén bớt để phục hồi chức năng và thẩm mỹ. Với giai đoạn này không đặt phẫu thuật triệt để được vì u lan rộng, không có ranh giới; mặt khác phẫu thuật tổ chức u chảy máu rất khó cầm.
Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm mặt, người bệnh cần thăm khám bác sĩ kịp thời để phát hiện sớm khối u hàm mặt, tránh tình trạng để khối u phát triển gây gãy xương hàm, có thể tiến triển thành u ác tính và gây chèn ép thần kinh mạch máu xung quanh.
Nguồn: Internet
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT