Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng gây co thắt và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền hà trong ăn uống, một số người có tiếng lục cục lúc nhai và khá khó khăn khi há miệng.
1. NGUYÊN NHÂN ĐẪN ĐẾN BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố sau:
- Bệnh có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp.
- Các chấn thương do va đập như: tai nạn xe, bị ngã hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột.
- Khi các cơ khớp bị mỏi vì phải làm việc quá nhiều gây nên quá sức, thường xuyên phải nghiến chặt hàm răng hay mài các răng vào nhau cũng gây nên tình trạng viêm khớp hàm.
- Bên cạnh đó, nhiều khả năng do biến dạng bẩm sinh xương mặt cũng tác động tới khả năng hoạt động của răng, hàm. Bệnh hay xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 50.
2. CÁC BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
Các chấn thương và viêm ở hàm như viêm khớp thường dẫn đến chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết:
- Đau hàm.
- Đau nhức trong và xung quanh tai.
- Khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai.
- Đau nhức mặt.
- Cứng khớp, dẫn đến khó mở hoặc đóng miệng.
- Nhức đầu.
- Khi cắn khó chịu.
- Cắn không đều.
Triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là viêm khớp thái dương hàm nổi hạch.
Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các cơn đau nhức phần hạch ở cổ và gây ra viêm khớp quai hàm. Lúc đầu, rất khó nhận biết bệnh tình, chỉ đến khi cơn đau xuất hiện người bệnh mới phát hiện ra. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau:
Đau nhức dữ dội ở khớp thái dương hàm: Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở một bên hoặc cả hai bên khớp thái dương. Khi mới xuất hiện chỉ là cơn đau nhẹ, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, về sau khi hạch ở vùng cổ sưng to thì cơn đau nhức càng dữ dội, nhất là ở vị trí nổi hạch, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, khó chịu.
Không thể cử động khớp hàm: Trường hợp bệnh tiến triển nặng, cơn đau liên tục diễn ra khiến người bệnh sẽ không thể cử động khớp hàm. Lúc này, bệnh nhân có thể đối diện với tình trạng viêm khớp thái dương hàm mạn tính, không thể há miệng được.
Mỏi hàm, xuất hiện tiếng lục cục khi nhai: Tình trạng mỏi hàm diễn ra liên tục, đôi khi chỉ một cử động nhẹ ở hàm cũng khiến người bệnh đau đớn. Kèm theo đó là những tiếng kêu lục cục xuất hiện trong miệng, khiến cho việc nhai thức ăn gặp nhiều khó khăn.
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nóng sốt: Người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai… Một số có thể bị sốt, nóng, khó chịu trong người, nhất là vào chiều tối. Đặc biệt, khi hạch nổi càng lớn thì sức khỏe của bệnh nhân càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cơ nhai phì đại, biến dạng khuôn mặt: Rất nhiều bệnh nhân nổi hạch gặp phải tình trạng cơ nhai phì đại, sưng to làm cho khuôn mặt bị mất cân đối, thậm chí biến dạng. Việc nói chuyện và thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ mặt sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là khó khăn.
Giãn khớp quai hàm: Viêm khớp quai hàm nổi hạch có thể gây ra tình trạng giãn khớp. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị dính giữa phần đĩa khớp với các đầu xương, khi bệnh càng nặng sẽ gây thủng đĩa khớp, phá hủy các đầu xương khiến khớp bị xơ cứng. Lúc này, người bệnh sẽ không thể há miệng do khớp hàm không thể hoạt động như bình thường.
3. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM NHƯ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống cũng như thực hiện các hoạt động nói. Để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra cơ hàm bằng cách chụp X-quang. Hoặc một số trường hợp cần thiết khác có thể cho chụp cộng hưởng từ (MRI) và nội soi khớp để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Viêm khớp thái dương hàm không khó chữa, nhưng nhiều người lại chủ quan nên khi tìm đến bác sĩ thì bệnh thường đã ở mức độ nặng. Để điều trị viêm khớp thái dương hàm, bác sĩ phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp xử lý thích hợp nhất. Trong trường hợp phải điều trị lâu dài, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn. Khi lựa chọn cần chú ý đến nguồn gốc của sản phẩm, để không gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến và hiệu quả nhất mà người bệnh có thể áp dụng.
– Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng Tây y
- Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tây như thuốc kháng sinh penicillin G, oxacillin hoặc những cephalosporin thế hệ 1, 2, 3 khác. Kết hợp thuốc chống viêm không steroid điển hình như: diclofenac, aspirin, meloxicam… Ngoài ra, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau: paracetamol hoặc paracetamol + codein nếu như đau thường xuyên.
- Người bệnh cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách niềng răng hoặc đặt đĩa cắn để ngăn nghiến răng. Vào bạn đêm bạn có thể sử dụng một miếng nhựa đeo vào miệng để tránh cắn chặt hàm. Nếu có biểu hiện viêm đau, khó chịu, cũng nên đi khám ngay để xem răng hoặc hàm có thẳng hàng hay không tránh tình trạng để bệnh lâu ngày.
- Thêm nữa, để giảm bớt mệt mỏi và áp lực lên cơ hàm, người bệnh nên chọn các loại đồ ăn mềm, dễ nhai, tránh ăn các thực phẩm cứng, khô.
- Ngoài việc điều trị thuốc tây, người bệnh nên kết hợp với việc tập luyện thả lỏng cơ hàm.
– Liệu pháp chọc rửa khớp
- Bác sĩ sẽ tiến hành chèn kim vào khớp, dùng chất lỏng để loại bỏ các mảnh vụn và các sản phẩm phụ viêm.
– Phẫu thuật
- Phẫu thuật là một phương sách cuối cùng, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể cho phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.
– Châm cứu, bấm huyệt
- Bấm huyệt, xoa bóp, chườm nóng, lạnh là phương pháp được đánh giá an toàn để giảm nhanh cơn đau cho người bệnh. Đồng thời, giúp hạn chế căng thẳng, lo âu và hỗ trợ tối đa cho việc điều trị đạt hiệu quả cao.
- Viêm khớp thái dương hàm nếu áp dụng đúng cách, sau khoảng từ 3 – 5 ngày gần như sẽ dứt hẳn không mắc lại. Tuy vậy, với những trường hợp phức tạp thì có thể điều trị kéo dài cả năm trời, thậm chí phải chung sống suốt đời với căn bệnh này.
4. NGƯỜI BỊ VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM NÊN CÓ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT NHƯ THẾ NÀO?
Chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng trong quá trình điều trị và loại bỏ bệnh viêm khớp thái dương hàm. Bạn có thể thực hiện những gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng viêm sưng nhé:
- Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai để không gây ảnh hưởng lên cơ hàm. Tránh nhai thức ăn quá lâu hoặc nhai về một bên gây lệch cơ hàm.
- Khi xuất hiện các cơn đau, bạn có thể dùng miếng nhiệt hoặc túi nước đá chườm lên để giảm sưng đau tạm thời.
- Mỗi ngày bạn dành khoảng 10 – 15 phút xoa bóp vùng dưới hàm.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng miếng đeo nhựa, người bệnh nên thực hiên đúng quy trình để không làm ảnh hưởng đến xương khớp hai bên má.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, thường xuyên đi kiểm tra để biết được tình trạng bệnh và tránh những tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp người bệnh không đóng hoặc mở hàm được, phải liên hệ ngay bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Do đó, ngay khi có biểu hiện nghi vấn thì người bệnh nên đi thăm khám để có hướng giải quyết phù hợp và kịp thời.
Nguồn: Internet
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT