Những đối tượng nên và không nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu

  1. Các loại vắc xin thủy đậu

Bệnh thủy đậu còn được biết đến với tên gọi dân gian là bệnh trái rạ. Bệnh xảy ra bởi một loại virus và có thể lan truyền rất nhanh nếu không được xử lý, điều trị sớm. Bệnh thường phát thành dịch vào đầu mùa xuân, gây nhiều phiền toái, thậm chí là nguy hiểm trong một số trường hợp như với trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai nếu không dùng thuốc kịp thời.

Vì sự nguy hiểm mà bệnh thủy đậu có thể gây ra các bác sỹ và trung tâm y tế đều khuyến cáo mọi người tiêm vắc xin phòng thủy đậu, nâng cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

VẮC XIN PHÒNG THỦY ĐẬU:

Vắc xin varicella: loại này do đơn vị y tế từ Hàn Quốc sản xuất. Khác với vắc xin varivax, loại vắc xin này chỉ cần tiêm 1 lần với 0.5 ml duy nhất.

  1. Lịch tiêm vắc xin thủy đậu hiệu quả

Thủy đậu là căn bệnh có thể đến ở bất cứ tuổi tác nào, từ trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, bà bầu,… Khi mắc bệnh, không những có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, sinh hoạt thường ngày của người mắc.

Chính vì điều đó, dù ở độ tuổi nào bạn cũng cần tiêm vắc xin phòng thủy đậu và có thể tham khảo lịch tiêm phòng sau:

  • Trẻ nhỏ từ 12 – 18 tháng: tiêm 1 mũi
  • Trẻ trong giai đoạn từ 19 tháng cho tới khi 13 tuổi nếu chưa mắc thủy đậu tiêm 1 mũi
  • Trẻ lớn hơn 13 tuổi và người lớn nếu chưa mắc bệnh thủy đậu, cần tiêm phòng 2 mũi vắc xin phòng bệnh thủy đậu, mỗi mũi cách nhau 4 – 8 tuần để bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe.
  • Phụ nữ có ý định sinh con cần tiêm phòng thủy đậu từ 3 tháng trước khi mang bầu để đảm bảo tốt nhất sức khỏe của thai nhi, tránh những bệnh di truyền về sau.

  1. Những đối tượng nên và không nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Không ít người quan niệm rằng, người khỏe mạnh sẽ không bao giờ bị thủy đậu và người đã từng bị thủy đậu sẽ không mắc thủy đậu lần 2, và những đối tượng này không cần tiêm vắc xin thủy đậu. Vậy quan điểm đó có đúng không, hãy cùng Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt điểm tên những đối tượng được khuyến cáo nên và không nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu nhé:

Những đối tượng nên tiêm vắc xin thủy đậu

  • Những người chưa từng bị bệnh thủy đậu và như người có sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao;
  • Những người bị các bệnh về bạch cầu và đối tượng có chức năng miễn dịch kém;
  • Những người đang hoạt động trong ngành y tế thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân thủy đậu và những người đã từng tiêm phòng thủy đậu nhưng đang sống trong vùng có dịch thủy đậu;
  • Những người sống cuộc sống tập thể hoặc sống ở những nơi có nguồn nước không sạch.

Những trường hợp không được tiêm vắc xin thủy đậu

Tiêm vắc xin thủy đậu là việc làm cần thiết đối với mọi đối tượng nhưng trong một số trường hợp, cần hoãn tiêm phòng vắc xin thủy đậu như sau:

  • Đang bị sốt phát ban và có hiện tượng bị dị ứng, mẩn ngứa;
  • Có tiền sử về các bệnh tim mạch hoặc đang gặp các bệnh dẫn đến rối loạn chức năng gan, thận;
  • Đã có hiện tượng co giật khi tiêm các loại vắc xin khác;
  • Bị dị ứng với các thành phần của vắc xin thủy đậu;
  • Có hiện tượng và được bác sỹ chẩn đoán suy giảm miễn dịch tế bào;
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang dự định có thai trong vòng 2 tháng;
  • Đã tiêm các loại vắc xin sởi, rubella, quai bị trong vòng 1 tháng trước khi đang có ý định tiêm vắc xin phòng thủy đậu;
  • Có các bệnh về bạch cầu đặc biệt là các bệnh nhân đang điều trị bạch cầu bị ức chế hệ thống miễn dịch.

4. Những lưu ý khi tiêm phòng thủy đậu

Có một số tác dụng phụ rất dễ gặp khi tiêm vắc xin phòng thủy đậu như:

  • Sưng đau, mẩn đỏ, nổi cục tại vị trí tiêm thuốc;
  • Sốt, phát ban và ngứa;
  • Ngoài các biểu hiện trên, nhiều đối tượng do dị ứng với thành phần của vắc xin có thể nổi những nốt bỏng nước trong vòng từ 2 – 4 tuần. Các trường hợp nặng hơn sẽ có các biểu hiện như chảy máu cam, xuất huyết hoặc chảy nhiều máu trong niêm mạc miệng.

Bên cạnh đó, không phải chỉ thực hiện tiêm phòng xong là mọi người đã có thể yên tâm toàn diện về khả năng phòng chống vi khuẩn gây thủy đậu. Thực chất, để vắc xin phòng thủy đậu phát huy được tác dụng cần có những lưu ý:

  • Sau khi tiêm vắc xin cần vệ sinh sạch sẽ vết tiêm và nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày sau tiêm để cơ thể có thời gian tiếp nhận thuốc và ổn định;
  • Nếu có các biểu hiện như sốt, co giật cần đến ngày cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám;
  • Đối với phụ nữ đang có ý định sinh e bé, cần tránh mang thai trong 3 tháng đầu sau khi tiêm vắc xin;
  • Phụ nữ cho con bú cần cẩn trọng với việc cho con dùng sữa mẹ vì có khả năng cao vi khuẩn sẽ bài tiết vào sữa.

5. Tiêm vắc xin phòng thủy đậu ở đâu chất lượng?

Vắc xin được tiêm tại tất cả các cơ sở y tế cấp xã phường, thị trấn. Nhưng bởi nhiều lý do khác nhau mà có thể bạn không tham gia tiêm tại các cơ sở y tế nhà nước. Vậy bệnh viện nào uy tín và chất lượng có thể thực hiện tiêm vắc xin phòng thủy đậu an toàn.

Một gợi ý nhỏ dành cho bạn đó chính là Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt. Đến với Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế hoàn hảo. Đặc biệt sau khi tiêm phòng tại đây bạn sẽ được các y bác sỹ theo dõi trong vòng ít nhất 24 giờ để đảm bảo tối đa về quyền lợi dành cho bạn.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Medlatec

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15

– Thứ bảy: 7h15 – 11h30

Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 1042