BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bệnh đậu mùa khỉ (mpox)là một bệnh hiếm gặp do virus mpox gây ra. Virus này thường chỉ lây nhiễm ở động vật gặm nhấm như chuột, hoặc linh trưởng không phải người như khỉ. Tuy nhiên, loại vi rút này cũng có thể lây nhiễm sang người.
Bệnh đậu mùa khỉ thường xảy ra ở khu vực Trung và Tây Phi. Các trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài những khu vực này thường do:
Bắt đầu từ năm 2022, các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở các quốc gia không thường gặp bệnh này, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vẫn đang theo dõi các trường hợp được báo cáo trên toàn thế giới, bao gồm Châu Âu và Hoa Kỳ.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể bắt đầu từ 3 đến 17 ngày sau khi bạn tiếp xúc với virus. Khoảng thời gian trong khi bạn tiếp xúc và khi bạn có triệu chứng được gọi là thời gian ủ bệnh.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ kéo dài từ 2 đến 4 tuần và có thể bao gồm:
Khoảng 1 đến 4 ngày sau khi bắt đầu sốt, các nốt phát ban trên da sẽ bắt đầu xuất hiện.
Triệu chứng bệnh Đậu mùa khỉ
Phát ban do bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện đầu tiên trên mặt, bàn tay hoặc bàn chân, sau đó lan sang các vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, trong các trường hợp mắc bệnh trong đợt bùng phát từ năm 2022, phát ban thường bắt đầu ở vùng kín, miệng hoặc họng. Phát ban do bệnh đậu mùa khỉ thay đổi qua nhiều giai đoạn. Các nốt phẳng biến thành mụn nước. Sau đó, mụn nước chứa mủ, đóng vảy và bong ra trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần.
Bạn có thể lây lan bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian có triệu chứng, từ khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khi phát ban và vảy se lại.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp xuất hiện tình trạng phát ban hoặc bất kỳ triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ nào, ngay cả khi bạn không biết mình bị lây nhiễm từ nguồn nào.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Đậu màu khỉ
Virus mpox là nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Virus này lây lan qua tiếp xúc gần với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. Hoặc có thể lây lan khi một người xử lý các vật liệu như chăn mền đã tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Virus mpox lây lan từ người sang người thông qua:
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan từ động vật sang người thông qua:
Hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc lây lan virus mpox:
Một số loại vắc-xin đậu mùa có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm vắc-xin ACAM2000 và Jynneos. Những loại vắc-xin này có thể được sử dụng để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ vì đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ do các virus có liên quan gây ra.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị tiêm vắc-xin cho những người đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ. Một số người có nguy cơ tiếp xúc với virus do tính chất công việc, chẳng hạn như nhân viên phòng thí nghiệm, cũng có thể được tiêm vắc-xin.
CDC hiện không khuyến nghị tiêm vắc-xin bệnh đậu mùa khỉ cho tất cả mọi người.
Việc điều trị cho hầu hết những người mắc bệnh đậu mùa khỉ tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng. Việc chăm sóc có thể bao gồm kiểm soát tổn thương da do phát ban bệnh đậu mùa khỉ, uống nhiều chất lỏng để giúp kiểm soát cơn đau.
Nếu bạn mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy cách ly tại nhà trong phòng riêng , tránh xa các thành viên trong gia đình và vật nuôi cho đến khi phát ban và vảy của bạn lành lại.
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào được phê duyệt cho bệnh đậu mùa khỉ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể điều trị bệnh đậu mùa khỉ bằng một số loại thuốc chống virus được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa, chẳng hạn như tecovirimat (TPOXX) hoặc brincidofovir (Tembexa).
Đối với những người không có khả năng đáp ứng với vắc-xin, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể cung cấp globulin miễn dịch đậu bò. Nó chứa các kháng thể từ những người đã được tiêm vắc-xin đậu mùa.
Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể bao gồm:
Loại virus mpox lây lan trong đợt bùng phát năm 2022, được gọi là Clade II, hiếm khi dẫn đến tử vong.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo MayoClinic
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT