Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, có tính chất dai dẳng và cố thủ. Bệnh thường phát triển theo từng giai đoạn, bao gồm giai đoạn cấp – bán cấp – mãn tính. Bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa nên thường tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Vì tính chất dai dẳng và dễ tái phát nên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều phụ thuộc và lạm dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ và kích thích tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng.
Chính vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc, các chuyên gia Da liễu thường khuyến khích bệnh nhân phối hợp đồng thời với các biện pháp tại nhà nhằm hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và kiểm soát các biến chứng nặng nề.
Một số cách trị viêm da cơ địa tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
Trong giai đoạn cấp, viêm da cơ địa thường gây nóng rát, sưng đỏ và ngứa âm ỉ. Các triệu chứng này gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi và bứt rứt. Để giảm nguy cơ gãi, cào và lạm dụng thuốc bôi, bạn có thể chườm lạnh lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 – 20 phút.
Cách thực hiện:
Với những trường hợp viêm da cơ địa xảy ra ở phạm vi rộng (ngực, lưng, cổ, tay chân,…) bạn có thể tắm lá chè xanh để giảm ngứa ngáy và phục hồi các tế bào tổn thương. Lá chè xanh có chứa đến 6 lại catechin và polyphenol, trong đó phải kể đến epicatechin gallate (ECG) và epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Các thành phần này giúp cải thiện sức khỏe làn da, giảm mức độ tổn thương và hạn chế ảnh hưởng của tia cực tím từ mặt trời. Bên cạnh đó, hàm lượng polyphenol dồi dào trong lá trà còn có đặc tính chống viêm. Vì vậy tắm lá chè xanh có thể giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng và sưng viêm do viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
Tương tự lá chè xanh, lá trầu không cũng chứa hàm lượng polyphenol dồi dào, trong đó phải kể đến catalase và superoxide effutase. Các thành phần này có tác dụng kích thích sản sinh collagen và tăng tốc độ chữa lành vết thương ở da và mô mềm.
Bên cạnh đó, tinh dầu Eugenol trong lá trầu còn có khả năng kháng khuẩn và sát trùng đối với một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Vì vậy áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không thường xuyên có thể giảm nguy cơ bội nhiễm da.
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà với lá trầu không:
Ngoài tác dụng giảm viêm, đỏ và ngứa ngáy, mẹo dùng lá trầu không còn giúp ức chế vi nấm gây gàu, điều tiết hoạt động của nang lông và bảo vệ chân tóc khỏi các tác nhân có hại.
Viêm da cơ địa trong giai đoạn mãn tính thường gây khô da, ngứa ngáy, thâm sạm và dày sừng. Nếu không dưỡng ẩm đầy đủ, da có thể bị nứt nẻ, ngứa dữ dội và chảy máu.
Vì vậy trong giai đoạn này, bạn có thể sử dụng gel nha đam để dưỡng ẩm, làm dịu da và phục hồi các tế bào tổn thương. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng hàng rào bảo vệ da, sửa chữa các tổn thương do tia cực tím và giảm hình thành nếp nhăn.
Hơn nữa theo một số thực nghiệm lâm sàng, dùng gel nha đam thường xuyên còn có thể giảm tần suất và mức độ của các bệnh viêm da mãn tính như chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc và vảy nến.
Cách thực hiện:
Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Vì vậy bạn có thể bổ sung các món ăn và thức uống từ loại thực phẩm này để nâng cao thể trạng và cải thiện làn da từ bên trong.
Làn da không chỉ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn, ma sát, phấn hoa,… mà còn bị chi phối bởi các yếu tố bên trong. Chính vì vậy ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ, bạn có thể giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng của viêm da cơ địa bằng cách bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin.
Bên cạnh đó, người bị viêm da cơ địa nên hạn chế một số thực phẩm và thức uống ảnh hưởng xấu đến làn da, bao gồm rượu bia, cà phê, trà đặc, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất bảo quản và chất béo.
Bột yến mạch chứa saponin có tác dụng làm sạch da dịu nhẹ mà không gây kích ứng hay mẩn đỏ như các loại xà phòng thông thường. Bên cạnh đó nguyên liệu này còn chứa hàm lượng kẽm dồi dào, giúp sát trùng và ức chế vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, yến mạch còn chứa avenanthramides có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần avenanthramides có thể thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Vì vậy bạn có thể tắm bột yến mạch để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa và làm giảm nguy cơ tái phát.
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng cách tắm bột yến mạch:
Nguồn: Internet
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT