Nhiều người nghĩ rằng mày đay và phát ban là như nhau. Điều này là không chính xác, mày đay là một loại phát ban nhưng không phải mọi phát ban đều là mày đay.
Trong bài viết này, đội ngũ chuyên khoa da liễu của Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc xung quanh vấn đề này để giúp Bạn chăm sóc đúng cách cho làn da của mình, cần phải biết khi nào phát ban được gây ra bởi mày đay và khi nào thì phát ban xảy ra do một nguyên nhân khác.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa mày đay và phát ban, đồng thời xác định các triệu chứng, nguyên nhân và điều trị của từng tình trạng.
Làm thể nào để phân biệt mày đay và phát ban?
Đặc điểm của mày đay
Mày đay được xác định bởi các vết sưng, ngứa lớn hoặc nhỏ có màu đỏ hoặc cùng màu với da. Tình trạng này có thể nổi và lặn đi nhanh chóng hoặc kéo dài.
Mày đay có thể xuất hiện trên khắp cơ thể hoặc chỉ 1 hoặc 2 khu vực cục bộ.
Mày đay rất đa dạng, có thể gặp một vài vị trí hoặc xuất hiện khắp cơ thể
Đặc điểm của phát ban
Phát ban được thể hiện bởi những thay đổi trong màu sắc hoặc kết cấu của da. Phát ban có thể có hoặc không có vết sưng đồng thời khiến da trở nên thô ráp, bong tróc hoặc nứt nẻ.
Không giống như nổi mày đay, phát ban không phải lúc nào cũng gây ngứa. Đôi khi, chúng làm da bị đau, kích thích hoặc không thoải mái. Bạn có thể bị phát ban trên khắp cơ thể hoặc tại một vài vị trí nhất định.
Phát ban có thể khắp cơ thể hoặc tại vài vị trí nhất định
TRIỆU CHỨNG & NGUYÊN NHÂN CỦA MÀY ĐAY
Triệu chứng
Mày đay gây ngứa, tình trạng ngứa có thể mạnh hoặc nhẹ, kéo dài hoặc ngắn. Thông thường, các vết sưng sẽ xuất hiện sau khi ngứa da. Trong những trường hợp khác, sưng và ngứa có thể diễn ra đồng thời.
Mày đay thường nổi thành các cụm, tại bất cứ nơi nào trên cơ thể. Mày đay có thể nhỏ như mũi kim hoặc lớn hơn nhiều, kích thước này cũng có thể thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, các vùng mày đay có thể kết hợp lại với nhau gây ra các vùng mày đay rất lớn. Vùng da bao quanh mày đay có thể ửng đỏ, sưng hoặc bị kích ứng.
Mày đay có thể lặn đi nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài đến vài năm.
Nguyên nhân
Dị ứng thức ăn có thể là nguyên nhân gây nên bệnh mày đay
Một số nguyên nhân khác bao gồm
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây mày đay có thể không rõ ràng.
TRIỆU CHỨNG & NGUYÊN NHÂN CỦA PHÁT BAN
Triệu chứng
Phát ban trên da có thể có vảy, đỏ và thô. Phát ban có thể xuất hiện rải rác với các mụn nước hoặc thành mảng. Chúng cũng có thể gây ra tổn thương cho da ngứa hoặc viêm. Đôi khi, các vùng da ảnh hưởng cũn có thể bị sưng. Dựa trên các nguyên nhân khác nhau, phát ban có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc chỉ tại 1, 2 điểm.
Nguyên nhânPhát ban được gây ra do nhiều nguyên nhân tiềm tàng khác nhau, bao gồm cả phản ứng dị ứng.
Những nguyên nhân này có thể bao gồm:
ĐIỀU TRỊ
Điều trị mày đay
Mày đay thường tự biến mất, nhưng cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
Nếu có thể tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng, mày đay có thể sẽ biến mất và không tái phát. Tuy nhiên, việc này khá khó thực hiện.trong trường hợp mày đay tiếp tục xuất hiện, có một số phương pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng như:
Điều trị phát ban
Phát ban có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nếu bị phát ban nhẹ, có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà như điều trị mày đay.
Để điều trị tốt tình trạng phát ban, cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:
TRƯỜNG HỢP DỄ BỊ NỔI MÀY ĐAY HOẶC PHÁT BAN
Mày đay và phát ban có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và khá phổ biến. Tuy nhiên, những người dễ bị dị ứng có khả năng bị nổi mày đay và phát ban cao hơn. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai và ở mọi lứa tuổi.
KHI NÀO CẦN KHÁM BÁC SĨ?
Nếu tình trạng phát ban hoặc nổi mày đay kéo dài, cần phải liên hệ với bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ dị ứng nhằm phát hiện ra nguyên nhân và có phương hướng điều trị tốt nhất.
Phát ban hoặc nổi mày đay có thể là kết quả của một phản ứng dị ứng hoặc một vấn đề y tế. Do đó cần phải điều trị y tế ngay lập tức.
Gặp bác sĩ ngay khi có một trong những triệu chứng sau đây:
Giống như người lớn, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể nổi mày đay hoặc phát ban. Điều này có thể xảy ra do côn trùng cắn hoặc dị ứng với một loại thực phẩm mới. Tuy nhiên, nếu trẻ nổi mày đay hoặc phát ban cùng với bất kỳ triệu chứng nào ở trên, cần phải thăm khám bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.
KẾT LUẬN
Mày đay hoặc phát ban xảy ra do nhiều nguyên nhân phổ biến khác nhau.
Mày đay là một loại phát ban, mặc dù không phải mọi phát ban đều là mày đay. Cả hai tình trạng da này có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Việc xác định nguyên nhân gây ra phát ban hoặc mày đay là rất quan trọng. Điều này có thể giúp bạn điều trị đúng cách. Thông thường, cả hai tình trạng trên đều có thể điều trị bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, khi phát ban đi kèm theo với các triệu chứng như khó thở, phát ban và nổi mày đay cần được điều trị ngay lập tức.
Tác giả: Nguyễn Nhật Phúc
Nguồn: Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
CS1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Tp. Đà Lạt
CS2: 5 Thống Nhất, TT. Liên Nghĩa, H. Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT