Dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch đáp ứng lại với một chất lạ hoặc tác nhân bên ngoài và thường không gây hại cho cơ thể. Những tác nhân này được gọi là chất gây dị ứng. chúng có thể bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa hoặc lông vật nuôi.
Hệ miễn dịch hoạt động giúp giữ cho cơ thể khoẻ mạnh bằng cách chiến đấu với các mầm bệnh có hại. Điều này diễn ra khi hệ miễn dịch tấn công bất cứ điều gì được cho là nguy hiểm đối với cơ thể. Tuỳ thuộc vào chất gây dị ứng, phản ứng này có thể gây viêm, hắt hơi hoặc một loạt các triệu chứng khác.
Hệ miễn dịch thường điều chỉnh theo môi trường sống của bạn. Ví dụ, khi bạn nuôi thú cưng, hệ miễn dịch sẽ nhận ra sự xuất hiện thường xuyên của vật nuôi và nhận ra rằng không có sự nguy hiểm nào. Ngược lại, đối với những người tiếp xúc đột ngột với vật nuôi, hệ miễn dịch nhận thấy điều này là nguy hiểm cho cơ thể và tấn công nó, từ đó gây ra tình trạng dị ứng.
Triệu chứng
Các triệu chứng của dị ứng xảy ra dựa trên 2 yếu tố chính, bao gồm loại dị ứng gặp phải và mức độ nghiêm trọng của dị ứng.
Trong trường hợp sử dụng bất kỳ loại thuốc chống dị ứng nào trước khi phản ứng dị ứng xảy ra, bạn vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng nhưng thường sẽ nhẹ hơn.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có thể gây sưng, nổi mày đay, buồn nôn, mệt mỏi và một số triệu chứng khác. Cần một khoảng thời gian nhất định để xác định được bản thân đang bị dị ứng thực phẩm. Trong trường hợp bạn gặp một phản ứng nghiêm trọng sau khi ăn mà không biết lý do, hãy liên hệ với chuyên gia y tế ngay lập tức.
Thực phẩm có thể là nguyên nhân gây nên những dị ứng nghiêm trọng
Dị ứng theo mùa
Các triệu chứng của dạng dị ứng này có thể tương tự như cúm, bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi và sưng mắt. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn có thể quản lý và giảm thiểu các triệu chứng này bằng cách sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Tuy vậy, hãy liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng ngày càng nặng hơn.
Dị ứng nghiêm trọng
Tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ khẩn cấp như khó thở, ngất xỉu, mất ý thức và thậm chí đe doạ đến tính mạng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên khi tiêpx xúc với một nguồn dị ứng tiềm tàng, hãy đến các cơ sở y tế ngay lập tức!
Dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng đối với mọi người là khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu kỹ thông tin về những loại dị ứng mà bản thân đang hoặc có nguy cơ mắc phải.
Dị ứng da
Dị ứng da có thể là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của dị ứng. Đồng thời cũng có thể là kết quả trực tiếp của việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Ví dụ, ăn một loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng có thể gây một số triệu chứng như ngứa ran trong miệng hoặc cổ họng, tuy vậy, bạn cũng có thể xuất hiện phát ban.
Viêm da tiếp xúc là tình trạng xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với một tác nhân gây dị ứng. Điều này có thể xảy ra khi da trên bất kỳ vị trí của cơ thể chạm hoặc tiếp xúc với bất kỳ chất dị ứng nào, chẳng hạn như một số hoá chất và chất tẩy rửa.
Một số loại dị ứng da bao gồm:
Viêm da dị ứng còn gọi là chàm thể tạng
Nguyên nhân gây dị ứng
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn chính xác lý do tại sao hệ miễn dịch lại gây phản ứng dị ứng khi một chất lạ và thường vô hại xâm nhập vào cơ thể.
Dị ứng có chứa thành phần di truyền. Điều này có nghĩa là một phản ứng dị ứng nhất định có thể truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, chỉ có một khả năng nhỏ và đối với các loại dị ứng phổ biến được chứng minh là có di truyền. Các phản ứng cụ thể, chẳng hạn như dị ứng với hải sản có vỏ, không được di truyền.
Một số chất gây dị ứng phổ biến
Dị ứng theo mùa
Dị ứng theo mùa, hay còn gọi là dị ứng phấn hoa, là một trong nhhững loại dị ứng phổ biến nhất. Tình trạng này được gây ra bởi phấn hoa từ các loại hoa, cỏ và cây cối trong mùa sinh sản. Các triệu chứng bao gồm:
Điều trị dị ứng
Cách tốt nhất để tránh dị ứng là tránh xa các tác nhân có thể gây phản ứng dị ứng. Tuy vậy, có những cách điều trị sẵn có nếu việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng là không thể tránh khỏi.
Thuốc
Việc điều trị dị ứng thường bao gồm thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, nhằm kiểm soát các triệu chứng. loại thuốc mà bác sĩ khuyến nghị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bạn gặp phải.
Thuốc dị ứng bao gồm:
Chỉ nên kê đơn Singulair trong trường hợp không có lựa chọn điều trị phù hợp nào khác. Điều này là do loại thuốc này làm tăng nguy cơ thay đổi tâm trạng và tâm lý nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm và tự tử.
Miễn dịch
Nhiều người lựa chọn điều trị dị ứng bằng phương pháp trị liệu miễn dịch. Phương pháp này bao gồm một số mũi tiêm trong vài năm để giúp cơ thể quen với tác nhân dị ứng mà bạn gặp phải. Liệu pháp miễn dịch thành công có thể ngăn chặn các triệu chứng dị ứng tái phát.
Epinephrine
Trong trường hợp bạn bị dị ứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, hãy mang theo một liều Epinephrine. Sử dụng Epinephrine khẩn cấp có thể giảm các phản ứng dị ứng cho đến khi được trợ giúp y tế.
Một số phản ứng dị ứng là trường hợp y tế khẩn cấp. Cần chuẩn bị trước những tình huống khẩn cấp này bằng những phương pháp sơ cứu khi gặp phản ứng dị ứng.
Biện pháp điều trị dị ứng tự nhiên
Nhiều biện pháp tự nhiên và thực phẩm bổ sung được bán trên thị trường được xem như một phương pháp điều trị và thậm chí là một cách ngăn chặn dị ứng. tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Một số phương pháp điều trị tự nhiên trên thực tế có thể chứa các chất gây dị ứng khác và làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Ví dụ, một số loại trà khô sử dụng hoa và thảo dược có thể khiến bạn hắt hơi. nghiêm trọng. điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với các loại tinh dầu. một số Người sử dụng tinh dầu như một cách giúp giảm các triệu chứng của dị ứng. Tuy vậy, các loại tinh dầu cũng có chứa các thành phần có thể gây dị ứng.
Mỗi loại dị ứng sẽ có những biện pháp tự nhiên khác nhau giúp tăng tốc độ phục hồi, ngay cả đối với dị ứng ở trẻ em.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng dị ứng của bạn bằng nhiều cách.
Đầu tiên, bác sĩ cần biết những triệu chứng của bạn và tiến hành kiểm tra lâm sàng. Những thông tin về bất cứ điều gì bất thường như những gì bạn ăn gần đây và những vật hoặc hoá chất mà bạn tiếp xúc cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn. Ví dụ, trong trường hợp bạn bị phát ban ở tay, bác sĩ sẽ hỏi liệu bạn có mang găng tay cao su gần đây không.
Sau đó, việc xét nghiệm máu và da có thể xác nhận những chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng dị ứng mà bạn gặp phải.
Xét nghiệm máu
Để chẩn đoán dị ứng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Máu của bạn sẽ được kiểm tra nếu có các kháng thể gây dị ứng gọi là Immunoglobulin E (IgE), đây là những tế bào phản ứng với các chất gây dị ứng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Xét nghiệm da
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đến kiểm tra với một nhà dị ứng học để xét nghiệm và điều trị. Xét nghiệm da là một loại xét nghiệm dị ứng phổ biến được thực hiện bởi một nhà dị ứng học.
Trong xét nghiệm này, da của bạn sẽ được chích hoặc làm xước bằng một cây kim nhỏ có chứa các chất có khả năng gây dị ứng. Sau đó, phản ứng của da sẽ được ghi lại. Trong trường hợp da bạn bị dị ứng với một chất nhất định, làn da sẽ trở nên đỏ, ngứa và xuất hiện phản ứng viêm. Nhiều xét nghiệm khác nhau cần được thực hiện để có thể chẩn đoán được tất cả các phản ứng dị ứng tiềm năng.
Ngăn ngừa triệu chứng
Không có cách nào để ngăn hoàn toàn phản ứng dị ứng. Tuy vậy, có nhiều cách để ngăn ngừa những triệu chứng mà dị ứng gây ra. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng là tránh tiếp xúc với các chất có thể kích hoạt phản ứng dị ứng.
Tránh không ăn những loại thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng thực phẩm. Chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm riêng lẻ có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây dị ứng, từ đó loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn. Ngoài ra, việc xem kỹ thành phần của các loại thực phẩm đóng hộp cũng có thể giúp tránh dị ứng thực phẩm không mong muốn.
Đối với các loại phản ứng dị ứng theo mùa, ghi nhớ những thời điểm bị dị ứng và những gì bạn đã tiếp xúc nhằm biết những nguyên nhân và khu vực gây dị ứng. Ví dụ, nếu bị dị ứng với bụi, bạn có thể giảm các triệu chứng bằng cách lắp đặt các bộ lọc không khí trong nhà, lắp các ống dẫn khí và lau chùi nhà cửa thường xuyên.
Việc xét nghiệm dị ứng nguyên cũng có thể giúp bạn xác định được chính xác các nguyên nhân gây dị ứng, từ đó giúp kiểm soát những triệu chứng dị ứng tốt hơn.
Biến chứng
Mặc dù nhiều người cho rằng dị ứng chỉ là những phản ứng khó chịu của cơ thể trước một số điều kiện từ môi trường, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi hay ngứa mắt, một vài phản ứng dị ứng thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng.
Tình trạng này có thể gây sốc phản vệ sau khi tiêu thụ một số loại thực phẩm gây dị ứng hoặc tiếp xúc với bất kỳ chất gây dị ứng nào. Các triệu chứng có thể bao gồm thu hẹp đường thở đột ngột, tăng nhịp tim, sưng vùng lưỡi và miệng.
Triệu chứng của dị ứng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Thăm khám bác sĩ nhằm xác định nguyên nhân chính xác cũng như mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng đối với cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đưa ra những lời khuyên giúp quản lý những triệu chứng dị ứng của bản thân để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Hen suyễn & dị ứng
Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến gây khó thở và có thể thu hẹp các ống dẫn khí trong phổi.
Hen suyễn có liên quan chặt chẽ với dị ứng. Trên thực tế, dị ứng có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng hen suyễn hiện tại, thậm chí kích hoạt hen suyễn ở người không mắc bệnh. Tình trạn này được gọi là hen suyễn do dị ứng hay hen dị ứng. Hen dị ứng ước tính ảnh hưởng đến khoảng 60% số người bị hen suyễn tại Hoa Kỳ.
Một trong những nguyên nhân gây hen phế quản là do cơ địa và tác nhân từ môi trườngk hiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
Phân biệt dị ứng và cảm lạnh
Sổ mũi, hắt hơi và ho là những triệu chứng phổ biến của dị ứng. Những triệu chứng này cũng tương tự với cảm lạnh và viêm xoang. Vì vậy, việc xác định chính xác bệnh dựa trên triệu chứng có thể gặp khó khăn. Tuy vậy, một số dấu hiệu và triệu chứng bổ sung có thể giúp phân biệt được 3 loại bệnh trên, bao gồm:
Dị ứng có thể tác động đến hệ miễn dịch trong thời gian dài. Khi hệ miễn dịch bị xâm phạm, nguy cơ nhiễm virus hoặc vi khuẩn sau khi tiếp xúc thường cao hơn, bao gồm cả virus gây cảm lạnh.
Viêm mũi dị ứng và cảm lạnh có những biểu hiện giống nhau
Ho do dị ứng
Dị ứng theo mùa có thể gây các triệu chứng bao gồm hắt hơi và ho kéo dài. Đây là kết quả của việc cơ thể phản ứng thái quá đối với các chất gây dị ứng. Không giống như ho mãn tính, ho gây ra bởi dị ứng chỉ xảy ra tạm thời. Tình trạng ho do dị ứng chỉ xảy ra trong một vài thời điểm cụ thể trong năm, chẳng hạn như trong mùa hoa tạo phấn.
Bên cạnh đó, dị ứng theo mùa cũng có thể dẫn đến hen suyễn, và hen suyễn có thể gây ho. Khi tình trạng này xảy ra, bạn có thể gặp các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở và tức ngực.
Dị ứng và viêm phế quản
Viêm phế quản có thể được gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc là kết quả của dị ứng. Viêm phế quản gồm 2 loại:
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng thường xuyên là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính. Các chất gây dị ứng này bao gồm:
Không giống như dị ứng theo mùa, những tác nhân gây dị ứng này có thể thường xuyên xuất hiện trong nhà hoặc nơi làm việc, dẫn đến viêm phế quản mãn tính trở nên dai dẳng hơn và có nhiều khả năng tái phát.
Dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ngày nay, dị ứng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phổ biến hơn so với chỉ vài thập kỷ trước. Tuy vậy, dị ứng da thường giảm dần khi trẻ lớn lên. Thay vào đó, tình trạng dị ứng thực phẩm và hô hấp sẽ có khả năng xảy ra thường xuyên hơn.
Một số phản ứng dị ứng da phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:
Kết luận
Dị ứng là một tình trạng phổ biến và thường không gây hậu quả nghiêm trọng đối với hầu hết mọi người.
Những người có nguy cơ sốc phản vệ nên tìm hiểu cách quản lý các triệu chứng dị ứng của họ và những điều nên làm trong các tình huống khẩn cấp.
Hầu hết các loại dị ứng đều có thể được quản lý bằng cách tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.
Liên hệ với bác sĩ trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về cách quản lý, phòng ngừa và điều trị dị ứng.
(Theo Healthline)
Người viết: Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT