Mày đay là tình trạng gây ngứa, phát ban và ửng đỏ trên da. Chúng thường có màu đỏ hoặc hồng, đôi khi sẽ có cảm giác châm chích hoặc đau. Trong hầu hết các trường hợp, mày đay xảy ra do phản ứng dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc phản ứng với một chất kích thích trong môi trường.
Trong nhiều trướng hợp, mày đay là một tình trạng cấp tính tạm thời có thể điều trị bằng các loại thuốc dị ứng hoặc tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, các trường hợp mày đay mãn tính và gây dị ứng nghiêm trọng lại chính là những vấn đề y tế cần được quan tâm.
Nguyên nhân của mày đay là gì?
Mày đay thường được gây ra bởi phản ứng dị ứng với một chất hoặc vật gì đó mà bạn nuốt phải. Khi phản ứng dị ứng diễn ra, cơ thể sẽ giải phóng histamines vào máu. Histamines là một hoá chất giúp tự vệ, chống lại nhiễm trùng và các tác nhân bên ngoài khác. Tuy nhiên,ở một số người, histamines có thể gây sưng, ngứa và nhiều triệu chứng khác của mày đay.
Một số chất gây dị ứng dẫn đến mày đay có thể là: phấn hoa, thuốc, thực phẩm, lông động vật và côn trùng cắn.
Mày đay cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác. Tuy những nguyên nhân này không phổ biến, có nhiều trường hợp mày đay xuất hiện do căng thẳng, quần áo, thể dục, bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Tiếp xúc quá mức với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, kích thích gây đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể gây xuất hiện mày đay.
Do có quá nhiều nguyên nhân tiềm tàng gây mày đay, nguyên nhân thật sự của mày đay trong nhiều trường hợp rất khó xác định.
Những nguyên nhân phổ biến của Mày đay
Nguy cơ xuất hiện mày đay
Những người thường xuyên và dễ bị dị ứng có nguy cơ xuất hiện mày đay cao. Mày đay cũng có thể xuất hiện đối với bất cứ ai đang dúng thuốc hoặc khi vô tình tiếp xúc với những chất gây dị ứng, chẳng hạn như một số thực phẩm hoặc phấn hoa. Nếu đã từng mắc các bệnh do nhiễm trùng, bạn cũng có khả năng bị nổi mày đay cao hơn.
Triệu chứng của mày đay
Triệu chứng dễ nhận ra nhất của mày đay là những vết sẩn xuất hiện trên da, những vết này có thể có màu đỏ, hồng hoặc trùng màu với da. Mày đay có thể có dạng nhỏ và tròn, hình vòng hoặc bất kỳ hình dạng ngẫu nhiên nào. Mày đay gây ngứa và xuất hiện thành dải hoặc một vùng trên cơ thể. Chúng có thể phát triển lớn hơn, thay đổi hình dạng hoặc lây lan.
Mày đay có thể biến mất tạm thời và xuất hiện lại trong quá trình bùng phát. Đối với từng người, mày đay có thể kéo dài trong bất cứ thời gian nào, từ 30 phút đến cả ngày. Khi nhấn vào vết mày đay, nó có thể chuyển sang màu trắng. Đôi khi, mày đay có thể thay đổi hình dạng hoặc kết hợp với nhau tạo ra các mảng lớn hơn.
Mày đay có thể xuất hiện tại nhiều nơi trên cơ thể. Gọi cấp cứu hoặc liên hệ với các cơ sở y tế ngay lập tức nếu cảm thấy khó thở do xuất hiện mày đay trên lưỡi hoặc cổ họng!
Các loại mày đay
Nguyên nhân phổ biến nhất của mày đay là do phản ứng dị ứng. Chúng có thể xuất hiện bởi mọi chất gây dị ứng mà cơ thể nhạy cảm, có thể bao gồm: Thực phẩm như các loại hạt và bơ đậu phộng; Sữa; Lông động vật; Lông vải; Bụi; Côn trùng cắn hoặc chích; Thuốc, chủ yếu là kháng sinh, thuốc ung thư và ibuprofen.
Các trường hợp nhẹ của mày đay do dị ứng có thể được điều trị bằng các loại thuốc dị ứng trong ngắn hoặc dài hạn.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe doạ tính mạng. Trong tình trạng này, mày đay thường gây khó thở, buồn nôn, sưng hoặc chóng mặt.
Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên, cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức!
Mày đay mãn tính xảy ra mà không có một nguyên nhân xác định nào. Tình trạng này xảy ra định kỳ. Theo Phòng khám Mayo, Nhật Bản, triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng hoặc nhiều năm.
Tình trạng nổi mày đay kéo dài trong vòng 6 tuần trở lên có thể được chẩn đoán là mày đay mãn tính. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, mày đay mãn tính ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày và khó điều trị.
Đây cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề về sức khoẻ, chẳng hạn như:
Đây là một hình thức mày đay cấp tính nhẹ. Việc gãi quá mức hoặc tạo áp lực lớn trên da có thể gây ra tình trạng này. Da vẽ nổi thường tự biến mất sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị.
Đôi khi những thay đổi về nhiệt độ có thể gây xuất hiện mày đay ở những người nhạy cảm. Tiếp xúc với không khí quá lạnh hoặc quá nóng, hay tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể cũng có thể là một nguyên nhân gây nổi mày đay.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tắm nắng cũng có thể gây mày đay do ánh sáng mặt trời ở một số người.
Nhiễm vi khuẩn và vi rút đều có thể gây ra mày đay. Những vi khuẩn gây mày đay phổ biến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn.
Vi rút gây bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm gan và cảm lạnh thường gây ra mày đay.
Điều trị
Bước đầu tiên để điều trị là kiểm tra và xác định vị trí và mức độ của mày đay. Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra thể chất để xác định sự xuất hiện của mày đay thông qua các vết sẩn hoặc phát ban trên cơ thể. Nếu những vết mày đay này được xác định là do phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da nhằm phát hiện được nguyên nhân chính xác.
Trường hợp nguyên nhân của mày đay không liên quan đến dị ứng hoặc các vấn đề sức khoẻ khác, bạn có thể không cần điều trị theo toa mà có thể sẽ được bác sĩ chỉ định làm theo các cách sau:
Tránh nước nóng vì có thể làm mày đay nặng thêm. Sử dụng nước ấm hoặc ngâm bồn với bột yến mạch hoặc baking soda.
Tạo những thói quen tốt trong sinh hoạt để phòng bệnh mày đay
Những thay đổi lối sống đơn giản có thể làm giảm rủi ro xuất hiện mày đay trong tương lai. Nếu bạn bị dị ứng và biết được những chất nào gây phản ứng dị ứng, nên tránh tiếp xúc với bất kỳ chất nào có thể gây ra phản ứng này.
Tránh ở những vùng có độ ẩm cao và mặc quần áo bó sát nếu tình trạng mày đay xuất hiện gần đây.
KẾT LUẬN
Mặc dù mày đay có thể gây ngứa và khó chịu, thông thường tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mày đay có thể xuất hiện lại sau khi lặn.
Các trường hợp nhẹ của mày đay thường là vô hại. Tuy vậy, mày đay có thể nguy hiểm nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cổ họng bị sưng.
Điều trị kịp thời trong những trường hợp nghiêm trọng là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì vậy, nếu có bất kì thắc mắc hoặc triệu chứng nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 19001042 và thăm khám tại Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để có được những tư vấn điều trị chính xác nhất!
Tác giả: Nguyễn Nhật Phúc
Nguồn: Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
CS1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Tp. Đà Lạt
CS2: 5 Thống Nhất, TT. Liên Nghĩa, H. Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT