Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea- OSA) là một chứng rối loạn giấc ngủ khiển trẻ ngừng thở tạm thời khi ngủ.
Có 2 loại ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến trẻ em, bao gồm:
Một điểm khác biệt giữa 2 loại ngưng thở là tần suất ngáy. Ngáy vẫn có thể xảy ra với chứng ngưng thở trung ương nhưng phổ biến hơn đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Điều này là do việc ngáy cũng là kết quả của tắc nghẽn đưỡng thở.
Có từ 7% đến 11% trẻ em mắc tình trạng rối loạn hô hấp vào ban đêm. Tuy vậy, dù là chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy hay bất cứ tình trạng nào khác, khoảng 90% trường hợp không được chẩn đoán.
Theo một đánh giá vào năm 2014, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ảnh hưởng đến 1 – 5% trẻ em. Tình trạng này thường bắt đầu khi trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổ biến hơn nhiều so với ngưng thở trung ương. Đối với cả trẻ em và người lớn.
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng hơi thở của trẻ bị gián đoạn trong khi trẻ ngủ
Triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Các triệu chứng của ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương có thể giống nhau, ngoại trừ việc ngáy. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng ngưng thở khi ngủ ở trẻ bao gồm:
Các triệu chứng của ngừng thở khi ngủ không chỉ được nhận thấy vào ban đêm. Nếu trẻ ngủ không yên giấc vì chứng rối loạn giấc ngủ này, vào ban ngày, các triệu chứng của trẻ có thể bao gồm: Mệt mỏi, buồn ngủ và khó thức dậy vào buổi sáng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ngưng thở khi ngủ có thể không ngáy, đặc biệt là những trẻ mắc chứng ngưng thở trung ương. Đôi khi dấu hiệu duy nhất của chứng ngưng thở khi ngủ ở nhóm tuổi này là tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ, ngủ không ngon.
Đừng chủ quan nếu trẻ ngáy khi ngủ
Ảnh hưởng của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Ngưng thở khi ngủ không được điều trị dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn trong thời gian dài. Kết quả là vào ban ngày, trẻ thường xuyên xuất hiện tình trạng mệt mỏi.
Ngoài ra, những trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ mà không được điều trị có thể gặp khó khăn trong việc tập trung khi học. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề trong việc học như khả năng tiếp thu giảm sút và kết quả học tập không như mong muốn.
Một số trẻ thường xuyên ngưng thở khi ngủ còn có thể gặp tình trạng tăng động, khiến trẻ bị chẩn đoán nhầm với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn nhịp thở khi ngủ có thể gây ra các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của bệnh ADHD. Do đó, việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể giúp giảm những triệu chứng này.
Trẻ em bị ngưng thở khi ngủ mà không được điều trị cũng có thể gặp các vấn đề trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể dẫn đến chậm phát triển cả thể chất lẫn nhận thức cùng các vấn đề về tim mạch. Những biến chứng này có thể được cải thiện nếu chứng ngưng thở khi ngủ được điều trị đúng cách.
Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ không được điều trị cũng có thể gây tình trạng huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim ở người trưởng thành. Tình trạng béo phì ở trẻ em cũng có thể là kết quả của chúng ngưng thở khi ngủ.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở trung ương có các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau.
Ngưng thở do tắc nghẽn
Đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các cơ phía sau họng co lại khi trẻ đang ngủ. Điều này khiến trẻ khó thở hơn.
Các yếu tố nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người lớn thường khác với trẻ em. Béo phì là tác nhân chính gây tình trạng này ở người lớn. Tuy thừa cân cũng có thể góp phần gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, đối với một số trẻ, tình trạng này rất có thể là do Amidan hoặc Adenoids phì đại (VA). Các mô thừa có thể chặn hoàn toàn hoặc một phần đường thở của trẻ.
Một số yếu tố khác có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm:
Ngưng thở trung ương
Ngưng thở trung ương xảy ra khi các cơ kiểm soát hô hấp không hoạt động. Tình trạng này thường hiếm gặp đối với trẻ em đã qua thời kỳ sơ sinh.
Cân nặng khi sinh thấp là một trong những yếu tố nguy cơ gây ngưng thở trung ương. Cùng với đó, một dạng ngưng thở gọi là ngưng thở sinh non thường được nhận thấy ở các trẻ sinh non.
Một số yếu tố nguy cơ khác đối với chứng ngưng thở trung ương bao gồm:
Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Trong trường hợp bạn nghi ngờ con mình bị ngưng thở khi ngủ, hãy liên hệ với bác sĩ đề được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Nhằm chẩn đoán chính xác chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ cần biết các triệu chứng của trẻ, thực hiện khám sức khoẻ và lên một lịch trình nghiên cứu giấc ngủ cho trẻ nếu cần thiết.
Nghiên cứu giấc ngủ
Khi được chỉ định nghiên cứu giấc ngủ, trẻ sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện hoặc phòng khám trong suốt đêm. Các kỹ thuật viên sẽ đặt các cảm biến kiểm tra trên cơ thể trẻ và theo dõi những chỉ số sau:
Trong trường hợp bác sĩ lo ngại rằng trẻ có thể mắc các vấn đề về tim, bác sĩ có thể lên lịch đo điện tâm đồ bên cạnh những nghiên cứu về giấc ngủ. thử nghiệm này sẽ ghi lại những hoạt động điện trong tim của trẻ.
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán chính xác
Việc kiểm tra đầy đủ và được chẩn đoán chính xác là rất quan trọng vì chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em đôi khi bị bỏ qua. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không biểu hiện các triệu chứng điển hình. Ví dụ, thay vì ngáy và ngủ trưa bình thường, trẻ bị ngưng thở khi ngủ có thể trở nên hiếu động, cáu kỉnh và dễ thay đổi tâm trạng, dẫn đến được chẩn đoán là có vấn đề về hành vi thay vì chứng ngưng thở khi ngủ.
Trong trường hợp con bạn xuất hiện các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ, có biểu hiện hiếu động thái quá hoặc các triệu chứng của các vấn đề về hành vi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Điều trị ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Không có hướng dẫn điều trị chung cho chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em. Đối với chứng ngưng thở khi ngủ nhẹ và không có triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định không điều trị hoặc trì hoãn một thời gian.
Một số trẻ mắc tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể tự khỏi. Do đó, bác sĩ có thể theo dõi trẻ nhằm xác định những thay đổi và cải thiện ở trẻ. Lợi ích của việc này phải được cân nhắc với những biến chứng lâu dài mà chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể gây nên.
Đối với trẻ bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, phương pháp điều trị ban đầu bao gồm ăn kiêng và phẫu thuật.
Đối với trẻ bị ngưng thở trung ương, phương pháp điều trị ban đầu bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và điều trị các bệnh lý nền.
Thay đổi lối sống
Trong trường hợp trẻ bị béo phì, bác sĩ có thể đề nghị tăng hoạt động thể chất và cải thiện chế độ ăn uống để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
Steroid dạng xịt
Steroid dạng xịt mũi có thểđược bác sĩ kê toa để giảm nghẹt mũi ở một số trẻ. Trẻ thường được chỉ định sử dụng Steroid tại chỗ trong thời gian đầu, khoảng 1 – 3 tháng, và sau đó bác sĩ sẽ đánh giá và xây dựng kế hoạch điều trị tiếp theo.
Phẫu thuật
Khi chứng ngưng thở khi ngủ được gây ra bởi Amidan hoặc vòm họng phình to dẫn đến tắc nghẽn đường thở, phẫu thuật cắt bỏ cả Amidan và VA có thể được thực hiện nhằm giải phóng đường thở cho trẻ.
Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy việc phẫu thuật cắt bỏ amidan sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ khi đạt các điều kiện sau:
Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục (CPAP)
Trong trường hợp chứng ngưng thở khi ngủ ở mức nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi điều trị ban đầu, trẻ có thể cần thực hiện liệu pháp thở áp lực dương liên tục (continuous positive airway pressure)).
Trong quá trình trị liệu CPAP, trẻ sẽ đeo mặt nạ che mũi và miệng khi ngủ. Mặt nạ sẽ được kết nối với máy CPAP, cung cấp nguồn khí liên tục để giữ đường thở của trẻ luôn thông thoáng.
CPAP có thể giúp giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhưng không thể chứa khỏi. Vấn đề lớn nhất gặp phải khi sử dụng CDAP là cả trẻ em và người lớn thường không thích đeo mặt nạ cồng kềnh hàng đêm nên họ thường ngưng sử dụng sau một thời gian.
Thiết bị hỗ trợ
Ngoài ra, các thiết bị đeo hỗ trợ tại vị trí bên trong miệng có thể giúp trẻ giảm những triệu chứng của triệu chứng ngưng thở khi ngủ. các thiết bị này được thiết kế nhằm giữ hàm hướng về phía trước, giữ lưỡi ở nguyên vị trí và giữ cho đường thở luôn thông thoáng suốt đêm khi trẻ ngủ.
Tuy CPAP hiệu quả hơn, trẻ em thường cảm thấy dễ chịu khi sử dụng thiết bị đeo hơn. Vì vậy, trẻ có nhiều khả năng chịu đeo các thiết bị này mỗi đêm.
Thiết bị đeo hỗ trợ có thể không hiệu quả với mọi trẻ em. Tuy vậy, đây có thể là một lựa chọn cho trẻ lớn, khi xương mặt không còn tiếp tục phát triển.
Thiết bị thông khí áp lực dương không xâm lấn (NIPPV)
Thiết bị thông khí áp lực dương không xâm lấn NIPPV được chứng minh hoạt động hiệu quả đối với trẻ mắc chứng ngưng thở trung ương. Thiết bị này cho phép cài đặt nhịp thở dự phòng. Việc này đảm bảo rằng trẻ sẽ hít thở một số lần cố định mỗi phút ngay cả khi không có tín hiệu từ não kích hoạt hô hấp.
Báo động ngưng thở
Thiết bị báo động ngưng thở có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh bị ngưng thở trung ương. Khi một đợt ngưng thở xảy ra, âm thanh báo động sẽ vang lên nhằm đánh thức trẻ và chấm dứt giai đoạn ngưng thở. Khi trẻ sơ sinh hết ngưng thở khi ngủ, báo động có thể được dừng sử dụng.
Báo động ngưng thở hầu như không bao giờ được khuyến nghị sử dụng ngoài bệnh viện.
Triển vọng cho trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có hiệu quả và tác dụng đối với nhiều trẻ em.
Theo một đánh giá vào năm 2018 trên nhiều nghiên cứu khác nhau, phẫu thuật cắt bỏ Amidan và VA làm giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đối với 27% đến 79% trẻ em. Trẻ có nhiều khả năng gặp các biến chứng sau phẫu thuật khi lớn tuổi hơn, bị béo phì hoặc tình trạng ngưng thở trở nên nặng hơn trước khi phẫu thuật.
Các triệu chứng ngưng thở khi ngủ có xu hướng cải thiện khi kiểm soát cân nặng, sử dụng máy CPAP hoặc thiết bị đeo hỗ trợ.
Nếu không được điều trị đúng lúc và phù hợp, chứng ngưng thở khi ngủ có thể diễn tiến trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Nếu để tình trạng này kéo dài đến khi trưởng thành, các biến chứng như đột quỵ hoặc bệnh tim có thể xảy ra.
Trong trường hợp bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây từ con mình, hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ:
(Theo Healthline)
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT