Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn thường phát triển thành những lỗ trên men răng hoặc bề mặt cứng của răng. Tất cả mọi người đều có thể bị sâu răng. Tình trạng này thường phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.
Sâu răng được chia làm 3 loại:
Cách nhận biết sâu răng
Các triệu chứng của sâu răng phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng sâu. Khi một lỗ sâu mới phát triển, việc phát hiện lỗ sâu này tại nhà thường gặp nhiều khó khăn. Khi lỗ sâu lớn hơn, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
Khám răng định kỳ 6 tháng một lần hoặc nhiều hơn có thể giúp phát hiện sớm những vấn đề răng miệng, bao gồm cả sâu răng. Phát hiện và điều trị lỗ sâu trước khi tình trạng này gây đau có thể giúp tránh các tổn thương nghiêm trọng và khả năng bị mất răng. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau và nhức răng, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Sâu răng phát triển như thế nào?
Nguyên nhân của sâu răng là do bề mặt cứng hoặc men răng của chúng ta có thể bị hư hỏng theo thời gian. Vi khuẩn, thức ăn và axit tự nhiên tạo thành một màng dính gọi là màng bám bao phủ xung quanh răng của chúng ta. Axit từ mảng bám nếu không được loại bỏ sẽ bắt đầu ăn mòn men răng. Và khi axit ăn mòn qua lớp men răng, nó sẽ bắt đầu phá huỷ lớp ngà bên dưới. Ngà răng là lớp xốp bên dưới men răng có tác dụng tạo cảm giác cho răng và bảo vệ tuỷ răng. Do đó, ngà răng dễ bị tổn thương hơn men răng nhiều lần.
Nếu tình trạng sâu răng tiếp diễn mà không được điều trị, tuỷ và các phần bên trong răng có thể bị ảnh hưởng. Ngà răng chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi lan đến tuỷ, sâu răng có thể gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến đau, kích ứng và sưng tấy. Khi sâu răng tiến triển, mủ có thể hình thành xung quanh răng do hệ miễn dịch của cơ thể cố gắng chống lại tình trạng này. Sự tích tụ mủ gây ra vi khuẩn và từ đó dẫn đến những vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn.
Quá trình sâu răng và các biện pháp điều trị
Điều trị sâu răng
Việc điều trị sâu răng sẽ phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng của tình trạng này.
Trám răng và mão răng
Nha sĩ có thể sử dụng một chất trám nhằm lấp kín lỗ sâu trên răng. Chất trám có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm: Amalgam (kim loại) hoặc Composit (nhựa).
Trong quá trình trám răng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu bằng một mũi khoan chuyên dụng và trám lỗ sâu bằng một loại vật liệu phù hợp.
Mão răng sẽ được nha sĩ sử dụng nếu một phần lớn của răng cần được loại bỏ. mão răng có thể được làm từ kim loại hoặc sứ và thường bao phủ toàn bộ bề mặt của răng.
Lấy tuỷ & nhổ răng
Nếu sâu răng ăn sâu vào bên trong răng, nha sĩ có thể đề nghị lấy tuỷ răng. Việc lấy tuỷ răng bao gồm loại bỏ dây thần kinh bị tổn thhương của răng và thay thế bằng chất trám. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lấy tuỷ răng không đau hơn so với trám răng thông thường.
Trong trường hợp răng của bạn bị sâu nghiêm trọng và không thể sữa chữa được, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng. Sau khiphẫu thuật nhổ răng, nha sĩ có thể thay thế chiếc răng bị nhổ bằng răng giả nếu bạn yêu cầu.
Florua
Florua là một khoáng chất tự nhiên có thể củng cố men răng. Từ đó giúp răng chống lại sâu răng do axit và vi khuẩn gây ra. Phương pháp điều trị bằng florua cũng có thể giúp đảo ngược các dấu hiệu sớm của sâu răng.
Ngăn ngừa sâu răng
Chăm sóc răng miệng tốt là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng. Việc phòng ngừa sâu răng cần được bắt đầu tại nhà như một thói quen hàng ngày. Tuy vậy, việc kiểm tra răng miệng thường xuyên vẫn rất quan trọng.
Sau đây là một số cách có thể thực hiện nhằm ngăn ngừa sâu răng:
Trám bít hố rãnh giúp ngăn ngừa sâu răng
Kết luận
Chăm sóc tốt cho răng và nướu là một phần quan trọng để giữ gìn sức khoẻ. Sự tích tụ vi khuẩn ở răng và nướu có thể nguy hiểm do vi khuẩn có thể di chuyển từ miệng vào máu và truyền đến tim – nơi vi khuẩn có thể gây viêm nội tâm mạc. Theo Mayor Clinic, một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa vi khuẩn trong khoang miệng và nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ.
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt và thăm khám nha sĩ thường xuyên có thể giúp chúng ta ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn có hại trong khoang miệng cũng như sâu răng và các bệnh về nướu.
CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT