Định nghĩa
Suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng nhận được quá ít hoặc quá nhiều một số chất dinh dưỡng nhất định.
Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, bao gồm chậm phát triển, các vấn đề về mắt, tim và tiểu đường.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến hàng tỉ người trên toàn thế giới. Những khu vực và quốc gia khác nhau có nguy cơ phát triển những thể suy dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường, lối sống và nguồn lực.
Bài viết này sẽ thảo luận về phân loại, triệu chứng và nguyên nhân suy dinh dưỡng, đồng thời cung cấp những thông tin về phòng ngừa và điều trị tình trạng này.
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng xảy ra do thiếu hụt hoặc tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng có thể chia làm 2 loại chính sau:
Kết quả thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này
Những người gặp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng thường bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin A và Iốt. Tuy nhiên, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng này cũng có thể xảy ra đối với những người dư thừa dinh dưỡng. Những người gặp tình trạng này có thể thừa cân hoặc béo phì do tiêu thụ quá nhiều calo dẫn đến dư thừa nhưng lại không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Điều này xảy ra là do các loại thực phẩm góp phần gây tình trạng dư thừa dinh dưỡng, chẳng hạn như đồ chiên chứa nhiều dầu mỡ và có đường, thường chứa nhiều calo và chất béo nhưng lại chứa ít các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Tóm tắt
Suy dinh dưỡng bao gồm 2 tình trạng: thiếu hụt dinh dưỡng và dư thừa dinh dưỡng. Cả 2 đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ và thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng thiết yếu nếu không được điều trị.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại và thể suy dinh dưỡng. Việc nhận ra những tác động của suy dinh dưỡng có thể giúp bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng xaá định và điều trị các vấn đề sức khoẻ liên quan đến thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng thường là kết quả của việc không nhận đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Tình trạng này có thể gây ra:
Những người gặp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể xuất hiện một hoặc một vài triệu chứng kể trên. Bên cạnh đó, một vài thể suy dinh dưỡng có những triệu chứng đặc trưng, bao gồm:
Suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến việc thiếu vi chất dinh dưỡng. Sau đây là một số thiếu hụt phổ biến và các triệu chứng:
Dư thừa dinh dưỡng
Các dấu hiệu thường thấy của tình trạng dư thừa dinh dưỡng là thừa cân và béo phì. Tuy vậy, điều này cũng có thể dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng tiêu thụ không đủ một số vi chất dinh dưỡng và có hàm lượng vitamin & khoáng chất trong máu thấp. Theo một nghiên cứu trên 285 thanh thiếu niên, nồng độ vitamin A và E trong máu những người thừa cân hoặc béo phì thấp hơn từ 2% đến 10% so với những người có cân nặng bình thường.
Giải thích cho điều này là vì những người thừa cân hoặc béo phì thường tiêu thụ một lượng lớn các loại thức ăn nhanh và chế biến sẵn chứa nhiều calo và chất béo nhưng lại ít các chất dinh dưỡng khác. Một nghiên cứu trên 17.000 người bao gồm cả người lớn và trẻ em cho thấy những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh có lượng vitamin A và C được cơ thể hấp thụ thấp hơn đáng kể, đồng thời tiêu thụ nhiều calo, chất béo và natri so với những người còn lại.
Các thể Suy dinh dưỡng
Chẩn đoán suy dinh dưỡng
Các triệu chứng của suy dinh dưỡng sẽ được đánh giá bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khi họ sàng lọc và chẩn đoán tình trạng này.
Những công cụ được sử dụng để xác định tình trạng suy dinh dưỡng bao gồm: biểu đồ giảm cân, chỉ số khối cơ thể BMI, xét nghiệm máu và khám sức khoẻ tổng quát.
Trong trường hợp bạn có tiền sử giảm cân và các triệu chứng khác liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để xác định tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.
Mặt khác, việc xác định tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng do tình trạng dư thừa dinh dưỡng gây nên thường khó khăn hơn. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì và chủ yếu ăn đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn, bạn có thể không dung nạp đủ vitamin và khoáng chất. Để xác định xem bản thân có bị thiếu chất dinh dưỡng hay không, hãy trao đổi với bác sĩ về thói quen và chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Tóm tắt
Các triệu chứng của thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm giảm cân, mệt mỏi, khó chịu và thiếu các vi chất dinh dưỡng. Tình trạng dư thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến thừa cân, béo phì và giảm hấp thu một số vitamin & khoáng chất.
Ảnh hưởng lâu dài của suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến sự phát triển của một số bệnh và các vấn đề sức khoẻ mãn tính.
Những ảnh hưởng lâu dài mà suy dinh dưỡng mang lại bao gồm: nguy cơ béo phì, bệnh tim và tiểu đường.
Theo một nghiên cứu trên 50 thanh thiếu niên tại Brazil, những trẻ chậm phát triển do suy dinh dưỡng thấp còi từ sớm sẽ tăng khối lượng mỡ nhiều hơn 5% so với những trẻ bình thường. Ngoài ra, một nghiên cứu bổ sung cho thấy 21% thanh thiếu niên bị còi cọc ở Brazil mắc chứng huyết áp cao , trong khi con số này đối với những thanh thiếu niên bình thường là 10%.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ra những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, do đó có thể dẫn đến khả năng mắc các bệnh mãn tính cao hơn khi trưởng thành.
Dư thừa dinh dưỡng cũng có thể góp phần vào sự phát triển của một số vấn đề sức khoẻ. Cụ thể, trẻ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
Một nghiên cứu trên 369.000 trẻ em cho thấy những trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 4 lần so với những trẻ có chỉ số BMI ở mức bình thường.
Do những ảnh hưởng lâu dài từ suy dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khoẻ, việc ngăn ngừa và điều trị suy dinh dưỡng có thể giúp giảm tỉ lệ phát triển các bệnh mãn tính.
Tóm tắt
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự liên kết giữa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng lúc nhỏ và nguy cơ cao huyết áp và béo phì khi trưởng thành. Tình trạng dư thừa dinh dưỡng cũng có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính, chảng hạn như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là một vấn đề toàn cầu có thể do điều kiện môi trường, kinh tế và y tế gây nên. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính rằng hơn 460 triệu người trưởng thành và 150 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, trong khi hơn 2 tỷ người lớn và trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì.
Một số nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng bao gồm:
Tóm tắt
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng bao gồm mất an ninh lương thực, một số tình trạng sức khoẻ và các vấn đề liên quan đến vận động.
Ai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, một số người tại những khu vực nhất định có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
Tóm tắt
Những người lớn tuổi, người sống trong cảnh nghèo đói và người có vấn đề về tiêu hoá hoặc nhu cầu dinh dưỡng gia tăng có nguy cơ suy dinh dưỡng tăng cao.
Phòng ngừa và điều trị
Việc phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng sẽ tập trung vào giải quyết những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.
Các Cơ quan Chính phủ, các Tổ chức Y tế và trường học có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng.
Nghiên cứu cho thấy rằng một số cách hiệu quả trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng bao gồm: Bổ sung sắt, kẽm, Iốt và thực phẩm bổ sung, đồng thời giáo dục về dinh dưỡng cho những người có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, các biện pháp can thiệp nhằm khuyến khích sử dụng thực phẩm lành mạnh và tăng hoạt động thể chất cho cả trẻ em và người lớn có nguy cơ dư thừa dinh dưỡng là một cách hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cân và béo phì.
Một chế độ ăn uống đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước là vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng.
Do việc điều trị suy dinh dưỡng thường tuỳ thuộc vào từng cá nhân và triệu
chứng riêng biệt, hãy liên hệ với bác sĩ trong trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc bất cứ ai bạn quan tâm bị suy dinh dưỡng. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể đánh giá các dấu hiệu cũng như triệu chứng của tình trạng thiếu dinh dưỡng và đề xuất các biện pháp điều trị, chẳng hạn như xây dựng lịch trình ăn uống hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung.
Tóm tắt
Việc thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm bổ sung hoặc giáo dục dinh dưỡng có thể giúp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng. Điều trị suy dinh dưỡng thường cần các đánh giá từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, từ đó đưa ra những khuyến nghị và lịch trình điều trị.
Kết luận
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ đề cập đến cả 2 tình trạng: Thiếu hụt dinh dưỡng và dư thừa dinh dưỡng.
Những người gặp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể bị giảm cân, mệt mỏi, gặp các vấn đề tâm lý hoặc bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tình trạng dư thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến thừa cân, béo phì và cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Cả 2 loại suy dinh dưỡng đều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ nếu không được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc thành viên trong gia đình bị suy dinh dưỡng, hãy liên hệ và trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthliine
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT