Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu cho biết việc kén ăn có thể bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy vậy, tình trạng này dường như không ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể của trẻ.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng không có một chế độ ăn lành mạnh nào có thể áp dụng cho tất cả mọi gia đình.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn đưa ra một phương pháp hiệu quả để chống lại tình trạng kén ăn là cho trẻ tham gia lựa chọn thực phẩm tại cửa hàng cũng như chuẩn bị bữa ăn tại nhà.
Cha mẹ có con kén ăn nên cố gắng không tạo nhiều áp lực cho con cũng như chính bản thân họ.
Biếng ăn ở trẻ trở thành nỗi ám ảnh của các bậc cha mẹ
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu nhận thấy kén ăn là một tình trạng thường gặp và không thay đổi trong độ tuổi từ 4 đến 9. Nghiên cứu cũng cho thấy thói quen ăn uống của trẻ cũng có liên quan đến hành vi cho ăn của mẹ, chẳng hạn như thói quen đòi hỏi, không chịu ăn cũng như khả năng điều khiển cảm xúc và tâm trạng kém hơn ở trẻ.
Một số liệu khác của nghiên cứu cho thấy kén ăn có thể giảm tình trạng chỉ số khối cơ thể BMI cao và giảm tình trạng béo phì ở trẻ em. Không những vậy, không có trẻ nào được nghiên cứu bị thiếu cân hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng.
Bác sĩ lâm sàng Megan H. Pesch cho biết: “Nghiên cứu này là một phần của một nghiên cứu lớn hơn thu thập thông tin trong vòng 5 năm về mọi khía cạnh của chế độ ăn uống từ các gia đình có thu nhập thấp và trung bình tại Michigan.”
Pesch Là Giảng viên tại Bệnh viện Nhi C. S. Mott thuộc Đại học Michigan và là tác giả chính của nghiên cứu. Đồng thời, cô cũng là mẹ của 3 đứa con: 8 tháng tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi.”Khi xem xét dữ liệu thu thập được, tôi bắt đầu thực sự quan tâm đến việc kén ăn vì những gì tôi đang hiện trải qua ở nhà.” – Pesch nói.
Pesch cho biết trẻ em trong nghiên cứu rơi vào 1 trong 3 loại kén ăn từ thấp, trung bình đến cao. Những đặc điểm và hành vi của tình trạng này thường không đổi theo thời gian, cho thấy thói quen ăn uống này có thể kéo dài trong tương lai. Tuy vậy, số liệu về những gì gia đình của trẻ đã làm và không làm tại nhà đối với tình trạng kén ăn của trẻ không được nghiên cứu tổng hợp.
Pesch nói: “Ngày nay, có quá nhiều áp lực đối với việc nuôi dạy con cái. Và việc gây áp lực cho con không giúp chúng ăn một số loại thức ăn nhất định.” Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết rằng việc thúc ép trẻ ăn có thể dẫn đến việc kén ăn trở nên trầm trọng hơn.
“Có lẽ trẻ chỉ cần hít thở nhiều hơn và giảm bớt áp lực một chút. Vì cuối cùng mọi trẻ trong nghiên cứu đều phát triển tuyệt vời, ngay cả khi chúng kén ăn.”, Pesch nói.
Mục tiêu khác nhau đối với mỗi gia đình khác nhau
Mặc dù kén ăn có thể gây khó chịu đối với mọi bậc cha mẹ, việc áp dụng mọi cách để trẻ có thể ăn một số chất là không cần thiết. Tuỳ thuộc vào tình trạng kén ăn của trẻ và khả năng của gia đình, việc cố gắng tìm một loại thực phẩm phù hợp cho trẻ có thể không phù hợp.
Do việc kén ăn của trẻ không gây nhiều vấn đề cho sức khoẻ, cha mẹ có thể giảm bớt áp lực ăn uống đối với con cũng như cả gia đình.
Lời khuyên của chuyên gia
Pesch cho biết: “xây dựng sự tự tin của con đối với những lựa chọn thực phẩm và tăng cường những tiếp xúc tích cực với một số loại thực phẩm nhất định là 2 biện pháp có thể thực hiện để giúp trẻ dần dần thay đổi quan niệm tiêu cực của trẻ đối với những loại thực phẩm này trước đó.”
Cha mẹ có thể cần để cho trẻ thoải mái, đừng bắt con ‘Ănthử một miếng’ hoặc ép con ăn khi trẻ cảm thấy khó chịu hoặc không thích ăn món đó. Việc ép buộc có thể khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực về thức ăn.
Tuyệt đối không nên cố ép khi con từ chối ăn
Thay vào đó, hãy tăng cường sự tiếp xúc tích cực bằng việc cho trẻ đến cửa hàng thực phẩm . Khi đó, trẻ có thể tự lựa chọn loại thực phẩm mà trẻ muốn ăn. Sau đó, hãy nhờ trẻ giúp chuẩn bị bữa ăn nhằm giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn.
Pesch cho biết: “ngay cả việc để thức ăn trên bàn cho trẻ tự lấy thay vì để sẵn trên dĩa hoặc lấy cho cũng có thể giảm các phản ứng tiêu cực.”
Điều quan trọng cần lưu ý là chứng kén ăn thường cải thiện rất chậm và chỉ thay đổi từng ít một khi trẻ bớt cảnh giác với thức ăn. Do đó, cha mẹ có thể sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn và dễ bỏ cuộc khi không thấy sự thay đổi ở trẻ. Lúc này, cần kiên trì và tiếp tục hỗ trợ cho trẻ.
Caroline West Passerrello – Phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng đồng ý: “Cho trẻ đi chợ, chọn thức ăn và tự chuẩn bị món ăn, bạn sẽ ngạc nhiên trước sự sẵn sàng thử món ăn khi trẻ đã được tự chuẩn bị.”
Passerrello cho biết có nhiều cách phù hợp để giúp và khuyến khích trẻ từ 3 tuổi trở lên cảm thấy hứng thú với việc đi chợ và phụ nấu ăn. Việc này cũng an toàn cho trẻ khi có nhiều dụng cụ nhà bếp chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ.
Một ví dụ đơn giản đối với trứng:
Từ quan điểm của một người mẹ, Passerrello cho biết rằng có nhiều chiến lược để giải quyết vấn đề kén ăn ở trẻ: “Tương tự những điều khác trong việc nuôi dạy trẻ, chiến lược tốt nhất cho mọi đứa trẻ sẽ không giống nhau. Những gì cha mẹ nên làm là suy nghĩ về những vấn đề về thực phẩm mà con mình mắc phải. Từ những hành vi của trẻ, hãy trở thành tấm gương tốt cho con học và làm theo. Trẻ em học từ việc quan sát và bắt chước những gì người lớn làm, và việc ăn uống cũng không ngoại lệ.”
Pesch cho biết trên thực tế nghiên cứu, tất cả trẻ em được nghiên cứu đều phát triển với tốc độ bình thường, ít nhất là cho đến khi trẻ được 9 tuổi.
“Tôi hoàn toàn thừa nhận rằng tình trạng con kén ăn là rất khó chịu và bạn có thể tiếp tục tìm cách loại bỏ tình trạng này khỏi con. Tuy nhiên, đó là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không cần phải khắc phục điều này ngay lập tức.” – Pesch nói.
(Theo Healthliine)
CN. Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT