Lấy tuỷ răng là gì?
Lấy tuỷ răng là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ phần tuỷ răng mềm tại trung tâm của răng. Tuỷ răng được tạo thành từ các dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu giúp răng phát triển.
Trong phần lớn các trường hợp, nha sĩ sẽ thực hiện lấy tuỷ răng trong khi bệnh nhân được gây tê tại chỗ.
Bài viết sau đây sẽ đề cập đến thủ thuật nha khoa phổ biến này cũng như những rủi ro tiềm ẩn liên quan.
Khi nào cần lấy tuỷ răng?
Lấy tuỷ răng được thực hiện khi phần tuỷ bên trong răng bị tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Viêm tuỷ răng không hồi phục có thể gây triệu chứng đau kéo dài
Phần răng có thể nhìn thấy bên trên nướu, được gọi là thân răng, có thể vẫn nguyên vẹn ngay cả khi tuỷ răng đã chết. Loại bỏ phần tuỷ bị tổn thương hoặc nhiễm trùng là cách tốt nhất để bảo tồn cấu trúc của răng.
Một số nguyên nhân phổ biến gây tổn thương tuỷ răng bao gồm:
Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tổn thương tuỷ răng bao gồm đau răng, sưng và nướu có cảm giác nóng. Nha sĩ sẽ kiểm tra vị trí răng bị đau và tiến hành chụp x-quang để xác định chẩn đoán. Trong trường hợp tuỷ răng được xác định bị tổn thương hoặc nhiễm trùng, nha sĩ sẽ thực hiện lấy tuỷ răng.
Quy trình lấy tuỷ răng diễn ra như thế nào?
Việc lấy tuỷ răng sẽ được thực hiện tại phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện. Khi đó, kỹ thuật viên nha khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến phòng điều trị và tiến hành các bước chuẩn bị.
Bước 1: Gây tê
Nha sĩ sẽ bôi một lượng nhỏ thuốc tê lên phần nướu gần răng bị hư tuỷ. Sau khi thuốc tê có hiệu lực, thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào nướu của bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân có thể cảm thấy như bị kim châm hoặc nóng rát. Tuy vậy, cảm giác này sẽ không kéo dài.
Bệnh nhân sẽ tỉnh táo hoàn toàn trong thời gian thực hiện phẫu thuật, nhưng thuốc mê sẽ giúp bệnh nhân không cảm thấy đau.
Bước 2: Loại bỏ tuỷ
Khi răng của bệnh nhân đã được gây tê, nha sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trên đỉnh răng. Sau khi phần tuỷ bị tổn thương hoặc nhiễm trùng lộ ra, nha sĩ sẽ cẩn thận loại bỏ phần tuỷ bị hư này bằng những dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, phần buồng tuỷ và ống tuỷ trong răng của bệnh nhân sẽ được làm sạch cẩn thận.
Bước 3: Kháng sinh
Sau khi tuỷ đã được lấy, nha sĩ có thể phủ một lớp kháng sinh tại chỗ lên khu vực đã được lấy tuỷ để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn và ngăn ngừa tái nhiễm. Sau khi các ống tuỷ được khử trùng, nha sĩ sẽ lấp đầy và hàn kín răng bằng chất trám bít và Gutta-percha (một loại vật liệu giống như cao su). Nha sĩ cũng có thể chỉ định thuốc kháng sinh dạng uống cho bệnh nhân.
Bước 4: Trám tạm thời
Nha sĩ sẽ kết thúc quy trình bằng cách trám tạm thời lỗ khoan nhỏ trên răng bằng một loại vật liệu mềm. Chất trám này sẽ giúp ngăn nước bọt làm tổn thương ống tuỷ.
Theo dõi sau khi lấy tuỷ răng
Răng và nướu của bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi thuốc tê hết tác dụng, đồng thời nướu cũng có thể bị sưng. Trong hầu hết các trường hợp, nha sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil). Hãy liên hệ với nha sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.
Bệnh nhân có thể tiếp tục ăn nhai bình thường 1 ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, cần tránh nhai tại vị trí răng bị hư cho đến khi răng được trám vĩnh viễn hoặc được bọc mão.
Bệnh nhân được yêu cầu gặp nha sĩ thường xuyên trong vòng vài ngày kể từ khi lấy tuỷ răng. Nha sĩ sẽ tiến hành chụp x-quang để đảm bảo không còn tình trạng nhiễm trùng và thay miếng trám tạm thời bằng miếng trám vĩnh viễn.
Nếu bệnh nhân yêu cầu, nha sĩ có thể tiến hành bọc mão răng. Mão răng là phần răng nhân tạo có thể được làm từ sứ hoặc kim loại. Bọc răng sứ có ưu điểm là giúp răng trông tự nhiên và thẩm mỹ hơn, đồng thời mão răng giúp bảo vệ chiếc răng đã được lấy tuỷ.
Thông thường, bệnh nhân có thể mất vài tuần để quen với chiếc răng mới sau khi làm thủ thuật. Điều này là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.
Rủi ro của việc lấy tuỷ răng
Việc lấy tuỷ răng được thực hiện nhằm bảo tồn cấu trúc của răng. Tuy vậy, đôi khi tổn thương là quá lớn hoặc men răng quá yếu dẫn đến không thể chịu được quy trình lấy tuỷ. Những yếu tố này có thể dẫn đến việc mất răng.
Một rủi ro khác trong quá trình lấy tuỷ răng là phát triển áp-xe ở chân răng. Vấn đề này xảy ra do phần tuỷ bị nhiễm trùng còn sót lại hoặc do thuốc kháng sinh không hiệu quả.
Trong trường hợp không thể hoặc rủi ro khi lấy tuỷ răng cao, nha sĩ có thể tiến hành nhổ răng thay thế. Khi đó, nha sĩ sẽ đặt một phần răng giả, cầu răng hoặc răng cấy ghép vào vị trí răng bị hư tuỷ.
Chăm sóc sau khi lấy tuỷ răng
Hầu hết mọi trường hợp sau khi được lấy tuỷ răng đều đạt được những kết quả tích cực và lâu dài. Tuy nhiên, cách chăm sóc răng miệng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bảo tồn răng.
Tương tự các răng còn lại, răng lấy tuỷ cũng cần được vệ sinh tốt bằng việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng không những giúp kéo dài tuổi thọ của răng phục hồi mà còn giúp tăng cường sức khoẻ răng miệng tổng thể.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT