VẮC-XIN TDAP: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Tdap là một loại vắc xin kết hợp phòng ba bệnh: uốn ván (tetanus), bạch hầu (diphtheria), và ho gà (pertussis). Vắc xin này có thể sử dụng cho trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người lớn.
Bệnh bạch hầu và uốn ván hiện nay rất hiếm gặp ở Hoa Kỳ, nhưng ho gà vẫn tiếp tục lây lan.
Vắc xin Tdap khác với vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván và ho gà) được tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ em theo phác đồ 5 mũi, bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Tdap chỉ dành cho người trên 7 tuổi.
Không. Vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván không phải là vắc xin giảm sinh.
Các loại vắc xin không phải là vắc xin giảm sinh bao gồm:
Do vắc xin Tdap không phải là vắc xin giảm sinh nên không thể là nguyên nhân gây ra các bệnh này.
Uốn ván không phải là bệnh truyền nhiễm. Vi khuẩn thường có trong đất, bụi và phân bón sau đó xâm nhập vào cơ thể qua các vết rách trên da.
Co cứng cơ hàm là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này.
Uốn ván có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm không thể mở miệng và khó nuốt, khó thở.
Bạch hầu do các chủng vi khuẩn lây truyền qua các giọt bắn đường hô hấp, ho hoặc hắt hơi.
Nhiều trường hợp cũng có thể mắc bệnh bạch hầu do tiếp xúc với vết loét hở hoặc mụn nhọt chứa vi khuẩn.
Vi khuẩn thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, có thể gây ra:
Bạch hầu có thể dẫn đến khó thở, suy tim, liệt và thậm chí tử vong.
Vắc xin Tdap giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ho gà. Ho gà có thể gây suy nhược và kéo dài hàng tháng. Tình trạng này có thể gây ra triệu chứng ho dữ dội, không kiểm soát dẫn đến khó thở hoặc khó ăn uống.
Tdap cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chưa đủ tuổi để tiêm phòng ho gà. Bố mẹ, anh chị em và ông bà thường là nguồn lây ho gà cho trẻ sơ sinh.
Mọi vắc xin đều có khả năng gây ra tác dụng phụ và vắc xin Tdap cũng không ngoại lệ. Tuy vậy, các tác dụng phụ được báo cáo do tiêm vắc xin Tdap thường nhẹ và tự khỏi.
Tác dụng phụ nhẹ đến trung bình có thể bao gồm:
Các vấn đề nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin Tdap rất hiếm gặp, nhưng có thể bao gồm:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị những phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin Tdap bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ tuần 27 đến 36 của thai kỳ.
Trong khi đang mang thai, nếu cơ thể được bảo vệ nhờ vắc xin, ho gà sẽ ít có khả năng lây truyền sang trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng phát triển các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng do ho gà.
Vắc xin Tdap cần thiết cho phụ nữ mang thai
Lịch tiêm vắc xin Tdap sẽ được khuyến nghị dựa trên độ tuổi và lịch sử tiêm chủng của bạn:
Trong trường hợp bạn từ 18 tuổi trở lên, CDC khuyến nghị bạn nên tiêm một mũi Tdap thay cho mũi tiêm nhắc lại Td (uốn ván và bạch hầu) tiếp theo nếu:
Mũi tiêm nhắc lại Td thường được tiêm mỗi 10 năm bằng một mũi duy nhất vào bắp tay trên.
Bạn nên tiêm nhắc TDAP sớm hơn trong trường hợp:
Những lý do quan trọng khiến Mẹ bầu cần tiêm vắc xin Tdap
Mặc dù nguy cơ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin Tdap rất thấp, nhưng một số người nên tránh tiêm vắc xin Tdap, bao gồm:
Ngoài ra, hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng bị hội chứng Guillain-Barré hoặc nếu bạn đã từng bị đau hoặc sưng tấy nghiêm trọng sau khi tiêm bất kỳ vắc xin nào bảo vệ uốn ván, bạch hầu hoặc ho gà.
Tiêm vắc xin Tdap là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bản thân và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được lên lịch tiêm vắc xin, đồng thời đảm bảo rằng việc tiêm vắc xin Tdap của bạn được cập nhật đầy đủ.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT