Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Có đến 20% tỷ lệ trẻ tử vong do viêm não biến chứng thủy đậu, nếu may mắn cứu sống, người bệnh cũng có nguy cơ bại não, nằm liệt giường.
- Khoảng 30% trẻ sơ sinh tử vong do mắc thủy đậu lây từ mẹ.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu, khi mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao và điều trị tốn kém.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong khoảng 13-20 tuần, mắc thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ…).
Tiêm vắc xin là cách duy nhất, hiệu quả và lâu dài nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Có đến 90% người đã tiêm vắc xin thủy đậu có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh.
Thông tin vắc xin Varilrix (Bỉ)
- Vắc xin Varilrix (Bỉ) là vắc xin sống, giảm độc lực, được sử dụng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho người từ 9 tháng tuổi và những người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh.
Nguồn gốc
- Vắc xin thủy đậu Varilrix được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược hàng đầu thế giới – GlaxoSmithKline (GSK).
Chỉ định
- Vắc xin Varilrix là vắc xin sống giảm độc lực phòng bệnh thủy đậu do vi khuẩn Varicella Zoster (VZV) gây ra.
Đối tượng có thể sử dụng vắc xin
- Trẻ em từ khi 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch phòng chống bệnh thủy đậu.
Lịch tiêm phòng
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi
- Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).
Đường tiêm:
- Vắc xin Varilrix được chỉ định tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi với liều 0.5ml.
Chống chỉ định /Hoãn tiêm:
– Hoãn tiêm tiêm vắc xin Varilrix với những người đang sốt cao cấp tính.
– Chống chỉ định tiêm cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế nào nghiêm trọng như:
- Người suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc có số lượng tế bào lympho ít hơn 1.200/mm3.
- Người thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào như: bạch hầu, ung thư bạch huyết, loạn tạo máu, nhiễm HIV.
- Bệnh nhân đang điều trị ức chế miễn dịch (bao gồm việc sử dụng liều cao corticosteroid).
– Chống chỉ định tiêm Varilrix cho người quá mẫn cảm với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin.
– Không tiêm vắc xin cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó. Không dùng cho phụ nữ mang thai, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng 3 tháng trước khi mang thai.
Thận trọng khi sử dụng:
- Người được tiêm chủng có thể bị ngất xỉu sau hoặc thậm chí trước khi tiêm. Do đó, nên lựa chọn địa điểm thích hợp khi tiêm để tránh bị thương do ngất xỉu.
- Phải để cho cồn và các chất sát khuẩn khác bay hơi hết trước khi tiêm vắc xin do chúng có thể làm bất hoạt các virus giảm độc lực có trong vắc xin.
- Có thể đạt được tác dụng bảo vệ phòng thủy đậu (tuy còn hạn chế) bằng việc tiêm chủng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với thủy đậu tự nhiên.
- Không được tiêm Varilrix vào tĩnh mạch hoặc trong da.
- Varilrix có thể tiêm cùng lúc với bất kỳ vắc xin nào khác. Các vắc xin dạng tiêm khác nhau nên tiêm ở những vị trí khác nhau.
- Các vắc xin bất hoạt có thể được dùng vào bất kỳ thời gian nào khi dùng Varilrix.
- Vắc xin Varilrix có thể tiêm cùng với các vắc xin sống dạng tiêm khác trong cùng buổi tiêm chủng. Nếu không thể tiêm cùng buổi tiêm chủng thì các loại này phải tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.
- Bệnh nhân có nguy cơ cao: Không sử dụng Varilrix cùng lúc với vắc xin sống giảm độc lực khác. Các vắc xin bất hoạt có thể được dùng vào bất kỳ thời gian nào khi dùng Varilrix miễn là không có chống chỉ định đặc biệt nào. Tuy nhiên, các vắc xin khác nhau nên tiêm ở những vị trí khác nhau.
Tương tác thuốc:
- Nếu cần thử phản ứng lao thì nên tiến hành trước hoặc cùng lúc với việc tiêm chủng vì có thể gây ức chế trên da. Sự ức chế này có thể kéo dài lên tới 6 tuần và không nên xét nghiệm phản ứng lao trong thời gian sau khi tiêm chủng để tránh tính âm giả.
- Ở những người đã dùng globulin miễn dịch hay truyền máu, nên hoãn việc tiêm vắc xin Varilrix ít nhất 3 tháng.
- Nên tránh dùng salicylate trong 6 tuần sau tiêm vắc xin Varilrix do đã có nghiên cứu về hội chứng Reye sau khi dùng salicylate trong thời gian nhiễm virus thủy đậu tự nhiên.
Tác dụng không mong muốn:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm. Tỷ lệ đau, đỏ, sưng có xu hướng cao hơn sau khi tiêm liều thứ 2 so với sau khi tiêm liều thứ nhất. Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Cũng như các loại vắc xin thủy đậu khác, vắc xin Varilrix có thể gây ra phát ban dạng thủy đậu ở người tiêm vắc xin nhưng những biểu hiện này thường rất nhẹ so với người không được tiêm phòng.
Bảo quản:
- Bảo quản ở nhiệt độ lạnh (từ 2 – 8oC) và tránh ánh sáng. Vắc xin không bị ảnh hưởng khi để đông đá. Không làm đông băng dung môi.
Nguồn: vnvc.vn;
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT