PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG NHÃN ÁP, LIỆU CÓ THỂ?
Việc phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp, trong nhiều trường hợp, khó có thể thực hiện được, tuy vậy, có thể giảm nguy cơ tăng nhãn áp bằng cách kiểm soát huyết áp, duy trì cân nặng vừa phải và bảo vệ mắt.
Tăng nhãn áp là một nhóm bệnh về mắt dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác. Các dây thần kinh thị giác này nằm ở phía sau mắt và có chức năng truyền thông tin hình ảnh đến não bộ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính rằng bệnh tăng nhãn áp ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu người ở Hoa Kỳ. Loại tăng nhãn áp phổ biến nhất được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc mở. Nguyên nhân là do chất lỏng tích tụ bên trong mắt gây áp lực lên dây thần kinh thị giác.
Nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp, chẳng hạn như tuổi tác và tiền sử gia đình, nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn có thể thực hiện các bước phòng ngừa để hạn chế tổn thương mắt do bệnh tăng nhãn áp bằng cách thay đổi lối sống như tránh hút thuốc và duy trì hoạt động thể chất.
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về sáu cách để ngăn ngừa mất thị lực liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.
Yếu tố rủi ro
Những người có nguy cơ cao phát triển bệnh tăng nhãn áp bao gồm:
Nghiên cứu cho thấy những người có một số tình trạng sức khỏe cụ thể có nhiều khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp hơn. Việc cải thiện lối sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng này, bao gồm:
Duy trì cân nặng vừa phải
Duy trì cân nặng vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
Những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao hơn dẫn đến áp lực cao ở mắt và bệnh tăng nhãn áp. Nguyên nhân tiềm ẩn của mối liên hệ giữa béo phì và tăng nhãn áp bao gồm:
Kiểm soát và giữ huyết áp ổn định
Huyết áp cao và thấp có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Huyết áp cao phổ biến hơn huyết áp thấp.
Một số phương pháp có thể thực hiện nhằm ngăn ngừa cao huyết áp bao gồm:
Trái cây và rau quả tươi
Kali
Chất xơ
Chất đạm
Một số cách có thể giúp ngăn ngừa huyết áp thấp bao gồm:
Sắt
Vitamin B12
Axít folic
Duy trì và tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn và giúp bạn duy trì cân nặng vừa phải. Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục cường độ từ trung bình đến cao trong 30 đến 45 phút, 3-4 lần mỗi tuần, có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến não và mắt, đồng thời giảm áp lực bên trong mắt.
Một số loại bài tập, chẳng hạn như cử tạ nặng, có thể tạm thời làm tăng áp lực trong mắt. Trong trường hợp mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc nâng tạ nặng hay thực hiện các bài tập lộn ngược, chẳng hạn như trồng cây chuối, có an toàn không.
Tránh hút thuốc
Hút thuốc có thể dẫn đến áp lực nội nhãn cao hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
Trong một nghiên cứu năm 2021 được công bố về Bệnh tăng nhãn áp, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đã từng và đang hút thuốc lá có áp lực nội nhãn cao hơn những người không hút thuốc. Sự khác biệt này đặc biệt lớn hơn đáng kể ở những người được chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp tiềm ẩn.
Khám mắt định kỳ
Khám mắt thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện bệnh tăng nhãn áp trước khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương.
Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) khuyến nghị người lớn nên khám mắt toàn diện ít nhất một lần ở độ tuổi 20, hai lần ở độ tuổi 30 và một lần nữa ở tuổi 40.
Đối với người lớn trên 65 tuổi, cần đi khám mắt mỗi năm một hoặc hai lần để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về mắt khác như:
Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ yêu cầu bạn tái khám sau mỗi 3 đến 6 tháng.
Khám mắt định kỳ vô cùng quan trọng việc bảo vệ sức khoẻ đôi mắt
Bào vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời
Tia UV tìm thấy trong ánh sáng mặt trời có khả năng làm hư tổn võng mạc của bạn.
Bạn có thể bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm phân cực và đội mũ rộng vành khi ra ngoài nắng.
Các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về việc liệu việc tiếp xúc với tia UV có gây ra bệnh tăng nhãn áp hay khôngg, tuy nhiên, việc để mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể gây ra các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến thị lực, chẳng hạn như đục thủy tinh thể.
Bảo vệ đôi mắt an toàn trước ánh nắng mặt trời
Trường hợp trợ giúp y tế
Thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ là điều quan trọng để theo dõi sức khỏe mắt của bạn theo thời gian. Bạn có thể cần kiểm tra mắt 1-2 năm một lần trong trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp.
Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng đột ngột của bệnh tăng nhãn áp góc đóng, chẳng hạn như:
Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất là do chất lỏng tích tụ trong mắt gây áp lực lên dây thần kinh thị giác.
Một số phương pháp bạn có thể thực hiện nhằm ngăn ngừa khả năng mất thị lực liên quan đến bệnh tăng nhãn áp bao gồm duy trì cân nặng vừa phải, tránh hút thuốc và Kiểm soát huyết áp ổn định.
Để được bác sĩ chuyên khoa mắt khám và tham vấn cho Bạn về việc ngăn ngừa khả năng mất thị lực liên quan đến nhãn áp, Bạn có thể đặt hẹn qua hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt, cơ sở 1 số 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Đà Lạt hoặc cơ sở 2 số 5 Thống Nhất, Liên Nghĩa , Đức Trọng
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT