Mắt là một trong những cơ quan có cấu tạo phức tạp nhất của cơ thể. Mắt bao gồm nhiều bộ phận khác nhau làm việc cùng một lúc nhằm đảm bảo khả năng nhìn rõ của con người. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan cơ bản về giải phẫu mắt và tìm hiểu các bệnh về mắt phổ biến.
Cấu tạo của mắt
Những vấn đề hoặc trục trặc ở bất kỳ bộ phận nào của mắt đều có thể gây ra nhiều bệnh liên quan đến mắt. Những bộ phận của mắt bao gồm:
Giác mạc
Giác mạc là một lớp mô trong suốt ở phía trước mắt có chức năng giúp tập trung ánh sáng.
Giác mạc lồi hơn củng mạc, chiếm 1/6 diện tích bề mặt phía trước của nhãn cầu. Chỗ tiếp nối giữa giác mạc và củng mạc ở mặt ngoài có một rãnh nông gọi là rãnh củng mạc, trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc
Giác mạc bao gồm nhiều lớp, cấu tạo thành một lớp chắc chắn. Các lớp này tái tạo rất nhanh, giúp mắt loại bỏ tổn thương và phục hồi một cách dễ dàng.
Giác mạc cũng giúp mắt tập trung đúng vào ánh sáng hiệu quả hơn. Những người gặp khó khăn trong khả năng tập trung mắt đúng cách có thể phẫu thuật giác mạc để điều chỉnh lại.
Củng mạc có màu trắng đục, chiếm 5/6 phía sau của lớp xơ. Phần phía trước thường gọi là tròng trắng, có kết mạc phủ. Gần cực sau, củng mạc bị thủng nhiều lỗ để các sợi thần kinh thị giác đi qua nên gọi là mảnh sàng củng mạc. Giữa mảnhh sàng củng mạc có động mạch, tĩnh mạch trung tâm võng mạc đi qua
Củng mạc tạo ra cấu trúc và sự an toàn cho các hoạt động bên trong mắt, giúp mắt linh hoạt trong các hoạt động dịch chuyển và tìm kiếm sự vật, sự việc xung quanh.
Còn gọi là tròng đen của mắt. Phần có màu của mắt được gọi là mống mắt. Mống mắt có hình vành khăn, theo mặt phẳng đứng ngang giữa thấu kính và giác mạc. Mống mắt có hai bờ: bờ trung tâm hay bờ con ngươi giới hạn một lỗ ở giữa gọi là con ngươi hay đồng tử. Đây là một tập hợp các cơ kiểm soát đồng tử, là bộ phận có thể thay đổi kích thước ở giữa mắt. Mống mắt kiểm soát lượng ánh sáng đi qua đồng tử.
Thấu kính là bộ phận nằm sau con ngươi. Thấu kính là một khối trong suốt nằm giữa mống mắt và thể thuỷ tinh. Thấu kính có hình một thấu kính hội tụ với hai mặt lồi, mặt sau cong lồi hơn mặt trước. Điểm trung tâm của mặt trước và mặt sau gọi là cực trước và cựa sau, đoạn thẳng nối hai hai cực là trục thấu kính.
Mặt sau thấu kính tiếp xúc với hố kính của thể thuỷ tinh. Mặt trước thấu kính tiếp xúc với bờ tự do của mống mắt. Thấu kính được bao quanh bởi các mỏm mi và gắn vào chúng bằng những sợi vòng gọi là dây treo thấu kính. Các dây treo này giữ thấu kính tại chỗ và truyền lực kéo dãn thấu kính
Thấu kính được cấu tạo bởi: bao thấu kính, lớp thượng mô, chất thấu kính
Thấu kính tập trung ánh sáng vào võng mạc, các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu. Võng mạc sau đó sẽ chuyển hình ảnh thành tín hiệu thần kinh và gửi đến dây thần kinh thị giác.
Các lỗ mở của ống dẫn nước mắt nằm ở mí mắt trên và dưới ở góc trong của mỗi bên mắt. Nước mắt được tiết ra bởi tuyến lệ đến mí mắt trên và bề mặt của mắt. Nước mắt giữ cho giác mạc được bôi trơn và loại bỏ các mảnh dị vật từ môi trường.
Đồng tử là một chấm đen ở giữa mắt, vùng đen này thực chất là một cái lỗ đón ánh sáng để mắt có thể tập trung vào các vật thể phía trước.
Các tuyến này nằm ở góc ngoài của mắt. Chúng tạo ra nước mắt giúp duy trì độ ẩm khi mắt bị khô, vệ sinh và rửa trôi bụi bẩn gây kích ứng mắt, giúp mắt sạch và nhìn rõ.
Nằm ở cực sau của nhãn cầu, trong vết có lõm trung tâm là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh. Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển ánh sáng thành tín hiệu gửi về não.
Cơ thể mi là một mô hình vòng có chức năng giữ và kiểm soát chuyển động của thuỷ tinh thể, qua đó giúp kiểm soát hình dạng của thuỷ tinh thể.
Thần kinh thị giác là một bó sợi thần kinh dày liên kết phía sau mắt. Thần kinh thị giác giúp truyền thông tin hình ảnh từ võng mạc đến não bộ.
Mắt hoạt động như thế nào
Mắt là một trong những cơ quan phức tạp và tinh tế nhất của con người.
Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh.
Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim. Khi ta chụp hình, thấu kính máy ảnh thu ánh sáng đó trên phim, khi ánh sáng chạm vào phim thì hình ảnh được thu nhận.
Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận.
Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào. Các tuyến lệ sẽ tiết ra nước mắt giúp giác mạc được làm sạch và bôi trơn. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển của cơ chế thần kinh.
Mắt của chúng ta cũng làm việc tương tự, ánh sáng đi vào và hội tụ trong mắt, lượng ánh sáng xuyên qua mắt được kiểm soát và điều chỉnh bởi sự co giãn của đồng tử. Sau đó ánh sáng được thuỷ tinh thể hội tụ vào võng mạc ở phía sau đáy mắt giống như ống kính máy ảnh hội tụ ánh sáng lên phim. Khi ánh sáng được hội tụ lại ở võng mạc, những thông tin này được chuyển về não qua dây thần kinh thị giác.
Việc tìm hiểu về chức năng của từng bộ phận của mắt có thể giúp phát hiện sớm những triệu chứng mà các tật và bệnh về mắt gây nên. Hiểu cơ chế hoạt động của mắt là nền tảng để hiểu về những bệnh của mắt, cách chăm sóc, bảo vệ, phòng ngừa và duy trì sức khoẻ của mắt.
CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Heathline
Giải phẫu học- NXB y học
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT