Nhược thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ đối tượng ở khoảng cách xa hoặc gần. Nhược thị có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như thiếu vitamin A, mắc các bệnh lý về mắt hoặc do di truyền.
Nhược thị được chia làm hai loại là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng. Còn nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn.
Nhược thị có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không có giải pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của nhược thị
Chứng giảm thị lực do nhược thị có thể khó phát hiện cho đến khi tình trạng trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm:
Nguyên nhân gây nhược thị
Chứng nhược thị có liên quan đến các vấn đề về phát triển trong hệ thần kinh. Trong trường hợp này, các dây thần kinh trong não chịu trách nhiệm xử lý thị giác không hoạt động bình thường. Tình trạng rối loạn chức năng này xảy ra khi hai bên mắt không nhận được lượng sử dụng như nhau.
Một số điều kiện và yếu tố có thể dẫn đến việc phụ thuộc vào một mắt nhiều hơn mắt còn lại, chẳng hạn như:
Bên mắt ít được sử dụng sẽ trở nên yếu hơn và có xu hướng ít được sử dụng hơn theo thời gian.
Chẩn đoán
Nhược thị thường chỉ xảy ra ở một bên mắt.Trong giai đoạn đầu, cả cha mẹ và trẻ thường không nhận thấy tình trạng này. Do đó, cần cho trẻ khám mắt định kỳ trong giai đoạn sơ sinh và ăn dặm, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng hoặc vấn đề về mắt nào.
Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho trẻ khám mắt tại các thời điểm trẻ được 6 tháng và 3 tuổi. Sau đó, trẻ nên được kiểm tra định kỳ 2 năm một lần, hoặc thường xuyên hơn trong giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi.
Bác sĩ nhãn khoa thường sẽ tiến hành một quy trình khám mắt tiêu chuẩn để đánh giá thị lực ở cả hai mắt. Quy trình này bao gồm một loạt các thử nghiệm, chẳng hạn như:
Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra thị lực bằng máy, sức mạnh cơ và mức độ tập trung của mắt. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng hai mắt di chuyển không đồng thời hoặc sự khác biệt về tầm nhìn giữa hai mắt. Quy trình khám mắt tiêu chuẩn, trong hầu hết mọi trường hợp, có thể chẩn đoán nhược thị.
Điều trị
Bệnh nhược thị nếu phát hiện sớm có thể điều trị được
Điều trị các bệnh về mắt tiềm ẩn là cách hiệu quả nhất để điều trị nhược thị. Nói cách khác, bên mắt bị tổn thương cần được điều trị để có thể phát triển bình thường. Các biện pháp điều trị ban đầu rất đơn giản và có thể bao gồm kính đeo mắt, kính áp tròng, miếng che mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc liệu pháp thị lực.
Chứng nhược thị được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao. Tuy nhiên, vẫn có thể phục hồi trong trường hợp chứng nhược thị được chẩn đoán và điều trị khi bệnh nhân đã trưởng thành.
Kính/kính áp tròng
Trong trường hợp bạn bị nhược thị do cận thị, viễn thị hoặc loạn thị ở một mắt, kính điều chỉnh hoặc kính áp tròng có thể được chỉ định.
Miếng che mắt
Đeo miếng che mắt tại bên mắt kkhoẻ mạnh và có xu hướng được sử dụng nhiều hơn có thể giúp tăng cường sức mạnh cho mắt yếu hơn. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn đeo miếng che mắt từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ giảm thị lực. Miếng che mắt sẽ giúp phát triển vùng não kiểm soát tầm nhìn.
Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt có thể được sử dụng một hoặc hai lần một ngày để che mờ tầm nhìn của bên mắt khỏe mạnh. Tương tự như miếng che mắt, biện pháp này khuyến khích sử dụng mắt yếu hơn nhiều hơn. Đây là một giải pháp thay thế cho việc đeo miếng che mắt.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bạn gặp tình trạng mắt lác hoặc hai mắt hướng ngược nhau, bạn có thể cần được phẫu thuật điều chỉnh cơ mắt.
Kết luận
Mặc dù trong một số trường hợp, nhược thị có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù lòa, tình trạng này thường có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm.
Khám mắt định kỳ là một trong những cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm chứng nhược thị. Trong trường hợp xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào ở mắt hoặc nghi ngờ mắc chứng nhược thị, hãy liên hệ với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT