Tật khúc xạ
Các tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng không được tập trung vào mắt đúng cách, điều này sẽ gây ra hiện tượng mắt không nhìn rõ. Kính thuốc, kính áp tròng hoặc phẫu thuật thường có thể điều chỉnh các tật khúc xạ, bao gồm:
Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng tăng áp lực của chất lỏng bên trong mắt. Điều này có thể gây tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp là một nguyên nhân phổ biến gây mù lòa. Tuổi tác, chủng tộc và tiền sử bệnh của gia đình là những yếu tố gây rủi ro mắc bệnh tăng nhãn áp.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là hiện tượng thủy tinh thể bị vẩn đục, gây ra tình trạng nhìn mờ hoặc nhuốm màu. Những người bị đục thủy tinh thể thường gặp triệu chứng một vòng tròn mờ xung quanh các vật thể mà họ nhìn, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
Đục thủy tinh thể có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bằng thủy tinh thể nhân tạo.
Thoái hóa điểm vàng (AMD)
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) là một tổn thương theo thời gian của các tế bào điểm vàng. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người trên 60 tuổi.
AMD gây ra tình trạng nhìn mờ, đặc biệt là ở trung tâm của trường nhìn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, AMD là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa và mất thị lực ở những người trên 65 tuổi ở Hoa Kỳ.
Nhược thị
Chứng giảm thị lực này còn được gọi là “mắt lười”. Nhược thị xảy ra khi thị lực không phát triển đồng đều ở cả hai mắt và não bắt đầu tập trung về mắt có thị lực tốt hơn.
Điều này xảy ra khi một trong hai mắt không thể tạo hình ảnh rõ nét trong khoảng thời gian phát triển quan trọng từ sơ sinh đến 6 tuổi. Một mắt có thể bị ức chế bởi các vấn đề như mí mắt sụp, u mắt hoặc mắt lệch (lác).
Cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để đánh giá một khi trẻ có các triệu chứng như mắt không thẳng hàng hoặc có vấn đề về thị lực để đảm bảo rằng tình trạng này được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng tổn thương các mạch máu của võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Tình trạng này gây ra các đốm mờ hoặc tối trong tầm nhìn và có thể dẫn đến mù lòa.
Cách tốt nhất để tránh gặp phải vấn đề về thị lực này là kiểm soát tốt lượng đường huyết và đến thăm khám với bác sĩ nhãn khoa hàng năm để được kiểm tra và chăm sóc đúng cách , từ đó có thể giúp giảm các biến chứng.
Bong hoặc rách võng mạc
Khi võng mạc bị tách ra khỏi đáy mắt, tình trạng này được gọi là bong võng mạc. Tình trạng này gây ra giảm thị lực và mất thị lực một phần hoặc toàn phần và cần được điều trị như một trường hợp cấp cứu y tế.
Hội chứng khô mắt
Khô mắt được xác định bởi tình trạng thiếu nước mắt. Nguyên nhân của tình trạng này thường do các vấn đề trong việc hình thành nước mắt, ống dẫn nước mắt, mí mắt hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tình trạng này có thể gây đau và mờ mắt.
Kết luận
Mắt có cấu tạo rất phức tạp và mỗi bộ phận của mắt lại đóng một vai trò khác nhau. Việc hoạt động tốt và ổn định của tất cả các bộ phận này giúp chúng ta nhìn rõ và có một đôi mắt khoẻ mạnh.
Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào về mắt, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthliine
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT