Nguyên nhân
Điều trị
Biến chứng
Trợ giúp y tế
Phòng ngừa
Tình trạng đỏ mắt có thể do một số vấn đề sức khỏe khác nhau. Mặc dù một số trường hợp đỏ mắt không nghiêm trọng, nhưng điều này có thể chỉ ra một số vấn đề nghiêm trọng khác cần được điều trị y tế.
Đỏ mắt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong khi một vài trong số các vấn đề này là lành tính, những vấn đề khác có thể nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Mắt bị đỏ có thể là một nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề nghiêm trọng về mắt xảy ra khi mắt bị đỏ kèm theo đau hoặc thay đổi thị lực.
Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá các nguyên nhân khác nhau gây đỏ mắt, cách điều trị và khi nào cần được chăm sóc y tế.
Nguyên nhân phổ biến gây đỏ mắt là gì?
Đối với mỗi triệu chứng, các thông tin sẽ bao gồm tổng quan về định nghĩa, nguyên nhân gây ra và bất kỳ triệu chứng bổ sung nào khác cần lưu ý.
Dị ứng
Dị ứng có thể ảnh hưởng đến mắt, khiến mắt bị đỏ và sưng. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:
Các triệu chứng dị ứng mắt cũng có thể đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác, chẳng hạn như hắt hơi, ngứa và chảy nước mũi.
Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:
Khô mắt
Nước mắt được tiết ra bởi các tuyến lệ nhỏ phía trên mắt. Chúng có tác dụng giúp bảo vệ và bôi trơn mắt. Tình trạng khô mắt xảy ra khi mắt không tiết đủ nước mắt.
Khô mắt rất phổ biến, theo các nghiên cứu, ước tính tỷ lệ số người bị khô mắt là từ 5 đến 50 phần trăm. Tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ, những người trên 50 tuổi và những người đeo kính áp tròng.
Nếu bị khô mắt, bạn có thể nhận thấy mắt mình có màu đỏ. Các triệu chứng khác bao gồm:
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc xảy ra khi lớp màng bao phủ bên trong mí mắt và phần lòng trắng của mắt, được gọi là kết mạc, bị viêm. Tình trạng này còn được gọi là đau mắt đỏ.
Viêm kết mạc làm cho lòng trắng mắt có màu hồng hoặc đỏ. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra do viêm kết mạc là:
Viêm kết mạc có thể được gây ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Viêm kết mạc do nhiễm virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây lan. Điều này có nghĩa là tình trạng này có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.
Viêm mi
Viêm mi là tình trạng khi mí mắt bị viêm. Nó có thể khiến mí mắt hoặc mắt đỏ và sưng.
Một số triệu chứng khác của viêm mi là:
Viêm mi cũng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu không được kiểm soát. Một số vấn đề có thể bao gồm rụng lông mi, lông mi mọc sai vị trí hoặc mờ mắt.
Viêm mi có thể xảy ra nếu có nhiều vi khuẩn trên mí mắt. Tình trạng này cũng có thể phát triển nếu các tuyến dầu trong mí mắt bị tắc.
Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm xảy ra ở phần giữa của mắt, được gọi là màng bồ đào. Màng bồ đào là vùng nằm giữa lòng trắng mắt và võng mạc của bạn.
Viêm do viêm màng bồ đào có thể dẫn đến đỏ mắt. Các triệu chứng khác cần chú ý là:
Một vài nguyên nhân có thể gây viêm màng bồ đào, bao gồm:
Điều trị viêm màng bồ đào kịp thời là rất quan trọng. Điều này là do viêm màng bồ đào có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được kiểm soát.
Viêm củng mạc
Viêm củng mạc là một tình trạng viêm ảnh hưởng đến lòng trắng của mắt, được gọi là củng mạc. Khi đó, lòng trắng mắt có thể bị đỏ và sưng. Các triệu chứng khác có thể là:
Sự phát triển của Viêm củng mạc thường liên quan đến một tình trạng bệnh tự miễn. Một số ví dụ bao gồm:
Viêm củng mạc cũng có thể xảy ra do chấn thương mắt hoặc nhiễm trùng mắt.
Xuất huyết kết mạc
Đôi khi, một mạch máu trong mắt có thể bị vỡ, làm rỉ máu trên bề mặt mắt. Đây được gọi là xuất huyết dưới kết mạc.
Tình trạng này có thể trông nghiêm trọng, nhưng nó thường lành tính và tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Thông thường, mắt bị đỏ tại vùng ảnh hưởng là triệu chứng duy nhất, mặc dù trong một số trường hợp, mắt bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu.
Tuy nhiên, nếu bạn bị xuất huyết dưới kết mạc và giảm thị lực, hãy trao đổi với bác sĩ.
Một số nguyên nhân tiềm ẩn của xuất huyết dưới kết mạc là:
Bạn có khả năng dễ gặp tình trạng này hơn nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
Lẹo mắt
Lẹo là sự tắc nghẽn của tuyến meibomian trong mắt gây viêm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến vùng bên ngoài hoặc bên trong cả mí mắt trên và dưới.
Nếu bạn bị lẹo mắt, khu vực ở rìa mí mắt có thể đỏ, sưng và đau. Khu vực bị ảnh hưởng có thể chứa đầy meibum (do tuyến bị tắc) và có khả năng phát triển đến kích thước bằng hạt đậu.
Tăng nhãn áp góc đóng
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng áp suất trong mắt tăng lên do mắt tiết ra nhiều chất lỏng hơn mức bình thường. Điều này có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, có khả năng dẫn đến mất thị lực.
Có nhiều loại bệnh tăng nhãn áp khác nhau. Một Trong số đó là bệnh tăng nhãn áp góc đóng, xảy ra khi nhãn áp bị gia tăng nhanh chóng. Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh tăng nhãn áp này được gọi là tăng nhãn áp góc đóng hoặc tăng nhãn áp góc hẹp.
Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng xuất hiện đột ngột và có thể bao gồm đỏ mắt. Các triệu chứng khác cần lưu ý là:
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng xảy ra khi mống mắt chặn khu vực mà dịch mắt chảy qua. Chất lỏng bắt đầu tích tụ trong mắt, dẫn đến nhãn áp tăng nhanh. Loại bệnh tăng nhãn áp này là một trường hợp khẩn cấp và có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Tăng nhãn áp là một bệnh nguy hiểm có thể gây mù loà
Viêm giác mạc
Viêm giác mạc là tình trạng viêm ảnh hưởng đến phần bên ngoài của mắt, được gọi là giác mạc. Tình trạng này còn được gọi là loét giác mạc.
Ngoài đỏ mắt, các triệu chứng khác của viêm giác mạc là:
Một số nguyên nhân có thể gây viêm giác mạc, bao gồm:
Cần lưu ý rằng bạn nên được chăm sóc y tế kịp thời trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng viêm giác mạc. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể làm hỏng thị lực vĩnh viễnvĩnh viễn.
Chấn thương
Việc chấn thương mắt kéo dài có thể khiến mắt bị đỏ, thường là do kích ứng hoặc chảy máu. Các triệu chứng khác có thể xảy ra do chấn thương mắt là:
Một vài ví dụ về các nguyên nhân có khả năng gây chấn thương mắt phổ biến bao gồm:
Đeo kính áp tròng
Những người đeo kính áp tròng phải chạm vào mắt và khu vực xung quanh thường xuyên hơn những người không đeo kính áp tròng. Do đó, họ có nguy cơ bị đỏ mắt do nhiều yếu tố. Một vài trong số này bao gồm:
Ngoài đỏ mắt, một số triệu chứng và biến chứng do đeo kính áp tròng là:
Trong trường hợp bạn đeo kính áp tròng và có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy tháo kính áp tròng ra trong vài giờ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ nhãn khoa.
Các nguyên nhân khác gây đỏ mắt
Ngoài các nguyên nhân đã được liệt kê ở trên, một số nguyên nhân khác gây đỏ mắt bao gồm:
Điều trị các triệu chứng đỏ mắt
Trong trường hợp mắt bị đỏ do một tình trạng nhẹ như dị ứng, viêm kết mạc hoặc viêm mi, bạn có thể điều trị các triệu chứng này tại nhà. Một số biện pháp bạn có thể thực hiện bao gồm:
Màn hình máy tính, TV, điện thoại… có thể gây mỏi mắt và khô mắt
Trong trường hợp mắt đỏ kèm theo đau hoặc thay đổi thị lực, hãy liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định các triệu chứng, tình trạng sức khỏe hiện tại và các vấn đề có thể gây kích ứng cho mắt. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra mắt chuyên sâu.
Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định điều trị giúp giảm bớt các triệu chứng. Một vài chỉ định có thể bao gồm:
Biến chứng?
Hầu hết các nguyên nhân gây đỏ mắt sẽ không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên gây ra những thay đổi về thị lực, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như nấu ăn hoặc lái xe. Suy giảm thị lực ở những khu vực này có thể dẫn đến thương tích do tai nạn.
Một số bệnh về mắt không được điều trị cũng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho mắt, dẫn đến mất thị lực. Một vài ví dụ về các tình trạng như vậy bao gồm nhiễm trùng mắt, bệnh tăng nhãn áp góc đóng và chấn thương mắt.
Thời điểm cần chăm sóc y tế
Hầu hết các nguyên nhân gây đỏ mắt không cần chăm sóc y tế khẩn cấp.
Nếu bị đỏ mắt, hãy hẹn gặp bác sĩ trong các trường hợp:
Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây đỏ mắt không nghiêm trọng, hãy yêu cầu chăm sóc y tế khẩn cấp nếu:
Cách phòng ngừa
Hầu hết các trường hợp đỏ mắt có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh đúng cách và tránh các chất kích thích có thể gây đỏ mắt.
Thực hiện theo các mẹo sau để ngăn ngừa đỏ mắt:
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo HHealthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT