Loạn thị là một vấn đề về thị lực phổ biến do sự biến dạng của giác mạc. Các triệu chứng loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người nhưng có thể bao gồm mờ mắt và giảm thị lực vào ban đêm.
Với chứng loạn thị, thủy tinh thể của mắt hoặc giác mạc, là bề mặt phía trước của mắt, có một đường cong không đều. Điều này có thể thay đổi cách ánh sáng đi qua hoặc khúc xạ tới võng mạc của mắt, gây ảnh hưởng đến thị lực, mờ hoặc méo mó.
Viễn thị và cận thị là hai loại vấn đề khác liên quan đến cách ánh sáng truyền tới võng mạc.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu sâu hơn về loạn thị, bao gồm phân loại, những người có nguy cơ mắc cũng như cách chẩn đoán và điều trị.
Phân loại loạn thị
Hai loại loạn thị chính là giác mạc và thấu kính. Loạn thị giác mạc xảy ra khi có khiếm khuyết hoặc biến dạng ở giác mạc. Loạn thị dạng thấu kính xảy ra khi có sự biến dạng trong thấu kính.
Nguyên nhân loạn thị
Nguyên nhân gây loạn thị đến nay vẫn chưa được tìm thấy, nhưng di truyền là một yếu tố quan trọng. Tình trạng này thường xuất hiện khi mới sinh, nhưng có thể phát triển sau này trong cuộc sống. Loạn thị cũng có thể xảy ra do chấn thương mắt hoặc sau phẫu thuật mắt. Loạn thị thường xảy ra đồng thời với cận thị hoặc viễn thị.
Tuy nhiên, đôi khi, một tình trạng hiếm gặp gọi là keratoconus gây ra chứng loạn thị. Bệnh về mắt này ảnh hưởng đến giác mạc, làm cho các mô trong suốt trên giác mạc mỏng đi và lồi ra. Điều này dẫn đến tầm nhìn bị mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân của keratoconus cũng chưa được biết, nhưng nó cũng được cho là do di truyền.
Lưu ý rằng mặc dù đọc với ánh sáng yếu hoặc mờ có thể khiến mắt khó tập trung hơn, nhưng điều này không gây hại cho thị lực hoặc gây loạn thị. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có một mắt bị loạn thị và thường xuyên đọc trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn có thể nhận thấy chức năng thị lực bị giảm đi.
Tật khúc xạ
Loạn thị là một loại tật khúc xạ. Đây là những rối loạn phổ biến về mắt khiến bạn khó nhìn rõ. Hình dạng của mắt không thể uốn cong ánh sáng một cách chính xác và kết quả là tầm nhìn có thể bị mờ, đục hoặc nhân đôi hình ảnh.
Cận thị
Cận thị là một loại tật khúc xạ làm cho các vật ở xa trông mờ hoặc bị biến dạng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nhức đầu, mỏi mắt và nheo mắt. Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc khi giác mạc cong quá nhiều.
Viễn thị
Viễn thị là một tật khúc xạ do không có khả năng tập trung vào các vật thể ở gần tuy nhiên lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Vấn đề về thị lực này xảy ra khi nhãn cầu của bạn quá ngắn hoặc khi giác mạc không đủ cong.
Nguy cơ loạn thị
Loạn thị có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nguy cơ phát triển loạn thị có thể cao hơn trong trường hợp bạn có bất kỳ điều kiện nào sau đây:
Triệu chứng loạn thị
Các triệu chứng loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng chính của loạn thị bao gồm:
Triệu chứng Loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người
Chẩn đoán loạn thị
Bác sĩ nhãn khoa thường chẩn đoán loạn thị thông qua quy trình khám mắt toàn diện.
Một vài xét nghiệm mà bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng trong quá trình khám mắt để chẩn đoán loạn thị, bao gồm.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá thị lực, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc các chữ cái từ biểu đồ ở một khoảng cách cụ thể để xác định khả năng thị giác của bạn.
Thử nghiệm khúc xạ sử dụng một máy gọi là khúc xạ quang học. Máy có nhiều thấu kính hiệu chỉnh với cường độ khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc biểu đồ trong khi nhìn qua các thấu kính có cường độ khác nhau trên máy khúc xạ quang học. Cuối cùng bác sĩ sẽ xác định được điểm điều chỉnh tầm nhìn của bạn một cách thích hợp.
Keratometry là một cách để bác sĩ đo độ cong của giác mạc. Các bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách nhìn vào mắt bạn qua máy đo giác mạc.
Loạn thị được đo bằng diopter, là công suất quang học của thấu kính. Nếu mắt của bạn không bị loạn thị, thì bạn có đi-ốp bằng 0. Tuy nhiên, nếu bị loạn thị, bạn có thể sẽ có đi-ốp lớn hơn 0,5. Điều trị thường không cần thiết đối với chứng loạn thị nhẹ, nhưng bạn có thể cần sử dụng kính thuốc khi có diopter từ 1,5 trở lên.
Điều trị loạn thị
Các trường hợp loạn thị nhẹ có thể không cần điều trị. Bác sĩ của bạn có thể điều trị chứng loạn thị gây ra các vấn đề về thị lực bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau.
Kính thuốc do bác sĩ kê toa là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất và ít xâm lấn nhất.
Orthokeratology (Ortho-K) là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng để tạm thời điều chỉnh độ cong không đều của giác mạc. Bạn sẽ đeo kính áp tròng cứng trong một khoảng thời gian giới hạn. Bạn có thể đeo chúng khi ngủ và sau đó tháo chúng ra vào ban ngày.
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khúc xạ nếu bạn bị loạn thị nặng. Loại phẫu thuật này liên quan đến việc sử dụng tia laser hoặc dao nhỏ để định hình lại giác mạc. Điều này sẽ khắc phục vĩnh viễn chứng loạn thị của bạn.
Biến chứng loạn thị
Nếu không được điều trị, loạn thị có thể gây ra các biến chứng. Ví dụ: lác mắt (nhược thị) có thể xảy ra khi một người chỉ bị loạn thị ở một mắt hoặc tình trạng loạn thị ở một mắt nặng hơn mắt còn lại và tình trạng này không được điều chỉnh. Ngoài ra, loạn thị đôi khi có thể gây mỏi mắt và đau đầu.
Phẫu thuật điều trị loạn thị cũng có rủi ro. Tác dụng phụ của phẫu thuật thường là tạm thời và cải thiện trong vòng vài tuần. Chúng bao gồm khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng và các vấn đề về thị lực ban đêm.
Tuy vậy, các biến chứng khác (và lâu dài hơn) cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như mất thị lực hoặc thị lực trở lại trạng thái trước khi phẫu thuật.
Kết luận
Nguyên nhân chính xác của chứng loạn thị vẫn chưa được biết và việc điều trị có thể cần thiết tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Sử dụng kính thuốc có thể cải thiện thị lực. Ngoài ra, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị phẫu thuật nhằm điều trị chứng loạn thị. Điều trị không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn có thể làm giảm nguy cơ biến chứng như lác mắt, mỏi mắt và đau đầu.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT