9 NGUYÊN NHÂN GÂY HẮNG GIỌNG MẠN TÍNH
Hắng giọng mạn tính không phải là một chẩn đoán đơn thuần mà đó có thể là một triệu chứng của các tình trạng tiềm ẩn khác. Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:
Hắng giọng mạn tính có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý
1. Trào ngược thanh quản
Hầu hết những người mắc chứng hắng giọng mãn tính đều gặp phải một chứng rối loạn gọi là trào ngược thanh quản (LPR). Tình trạng này xảy ra khi vật chất từ dạ dày – có thể là axit hoặc không - di chuyển lên vùng họng, gây cảm giác khó chịu khiến bạn muốn hắng giọng. Hầu hết những người mắc LPR không gặp các triệu chứng thường đi kèm với trào ngược khác, chẳng hạn như ợ chua và khó tiêu.
Điều trị trào ngược thanh quản có thể bao gồm việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp nặng. Thay đổi lối sống và các biện pháp điều trị tại nhà cũng có thể có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể thử:
2. Chảy nước mũi sau
Một nguyên nhân phổ biến khác của tình trạng hắng giọng là chảy nước mũi sau. Chảy nước mũi sau xảy ra khi cơ thể bắt đầu tăng tiết chất nhầy. Bạn có thể cảm thấy nước chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mũi sau. Các nguyên nhân khác bao gồm:
Việc điều trị chảy nước mũi sau thường khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Chẳng hạn: nếu tình trạng chảy nước mũi sau liên quan đến dị ứng, việc tránh chất gây dị ứng hoặc dùng thuốc có thể ngăn chặn tình trạng này. Các phương pháp điều trị khác cho chứng chảy nước mũi sau có thể bao gồm:
3. Túi thừa Zenker
Mặc dù hiếm gặp, đôi khi thực quản sẽ xuất hiện một túi bất thường ngăn cản thức ăn di chuyển đến dạ dày. Tình trạng này được gọi là túi thừa Zenker. Túi thừa Zenker đôi khi khiến chất nhầy bị mắc kẹt lại trong cổ họng.
Túi thừa Zenker thường được điều trị bằng phẫu thuật.
4. Rối loạn giật cơ mạn tính
Rối loạn giật vận động mạn tính bao gồm các chuyển động ngắn, không kiểm soát được, tương tự như co thắt. Tình trạng này thường bắt đầu trước 18 tuổi và kéo dài từ 4 đến 6 năm.
Các triệu chứng khác của rối loạn giật vận động mạn tính có thể bao gồm:
Phương pháp điều trị thường khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, nhưng thường bao gồm liệu pháp hành vi và thuốc.
5. Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette là một chứng rối loạn thần kinh gây ra cả cảm giác co giật khắp cơ thể và giọng nói bộc phát. Các triệu chứng khác của hội chứng Tourette có thể bao gồm:
Việc điều trị hội chứng Tourette có thể bao gồm điều trị thần kinh, sử dụng thuốc và trị liệu.
6. Rối loạn tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em do liên cầu khuẩn (PANDAS)
Rối loạn PANDAS thường xuất hiện đột ngột sau khi trẻ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ. Ngoài tình trạng hắng giọng liên tục và các triệu chứng khác liên quan đến giọng nói, các triệu chứng của PANDAS có thể bao gồm:
Việc điều trị PANDAS có thể bao gồm việc trị liệu, tư vấn và sử dụng thuốc.
7. Dị ứng thực phẩm
Trong một số trường hợp, dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm có thể gây ra cảm giác ngứa trong cổ họng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Sữa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, nhưng các thực phẩm như trứng, gạo và đậu nành cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu. Việc điều trị trong những trường hợp này là tránh những thực phẩm dẫn đến triệu chứng.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị huyết áp có thể gây cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng, góp phần gây nên tình trạng hắng giọng mạn tính. Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp và thường xuyên hắng giọng, hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc thay thế tiềm năng.
9. Thói quen
Trong một số trường hợp, có thể không có bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra hiện tượng hắng giọng. Thay vào đó, nguyên nhân có thể là một thói quen hoặc một phản ứng khi lo lắng hoặc căng thẳng.
Các kỹ thuật sau đây có thể giúp bạn ngừng thói quen này:
Trợ giúp y tế
Trong trường hợp tình trạng hắng giọng kéo dài dai dẳng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ khám và có thể đề nghị nội soi để xác định tình trạng mà bạn đang gặp phải. Xét nghiệm dị ứng cũng có thể được khuyến nghị.
Hắng giọng nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Điều trị
Việc điều trị chứng hắng giọng mạn tính phụ thuộc vào việc xác định tình trạng cơ bản gây ra tình trạng này. Phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Biện pháp điều trị tại nhà
Một khi nhận thấy mình hắng giọng thường xuyên hơn, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà. Khi bạn cảm thấy muốn hắng giọng, thay vào đó hãy thử một trong những kỹ thuật sau:
Đối với hầu hết mọi người, việc đôi khi hắng giọng có thể được xem là bình thường. Tuy nhiên, việc hắng giọng kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Việc hắng giọng mạn tính cũng có thể làm hư tổn dây thanh quản theo thời gian.
Trong trường hợp các biện pháp điều trị tại nhà không giúp ngăn chặn tình trạng hắng giọng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
Bạn có thể liên hệ hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để được các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân và được điều trị đúng cách.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt- CS1 số 16 Lê Hồng Phong- Phường 4- Đà Lạt- Lâm Đồng- CS2 số 5 Thống Nhất Liên Nghĩa- Đức Trọng- Lâm Đồng
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT