Đau tai thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra đối với người lớn. Chấn thương, nhiễm trùng, kích ứng trong tai hoặc đau tại những bộ phận khác là một số nguyên nhân có thể gây đau tai.
Đau tai có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên tai. Cơn đau tai có thể liên tục hoặc ngắt quãng và ở những mức độ khác nhau từ âm ỉ, nóng rát hoặc căng tức.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng tai, bạn cũng có thể bị sốt và mất thính giác tạm thời. Trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai thường có xu hướng quấy khóc và khó chịu. Trẻ cũng có thể dùng tay kéo hoặc xoa tai.
Đau tai- triệu chứng không nên chủ quan
Triệu chứng
Đau tai có thể phát triển do nhiễm trùng tai hoặc chấn thương. Một số triệu chứng xuất hiện ở người lớn bao gồm:
Ngoài ra, trẻ em có thể có một số triệu chứng bổ sung, chẳng hạn nhhư:
Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây đau tai có thể bao gồm.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Nhiễm trùng tai, hay viêm tai, có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.
Nhiễm trùng tai ngoài có thể do bơi lội, đeo máy trợ thính và tai nghe hoặc đưa tăm bông & ngón tay vào trong ống tai gây tổn thương phần da bên trong ống tai. Da trong ống tai bị trầy xước hoặc kích ứng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, nước có thể làm mềm da bên trong ống tai, tạo môi trường sinh sản cho vi khuẩn.
Nhiễm trùng tai giữa, hay viêm tai giữa, có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng đường hô hấp. Sự tích tụ dịch phía sau màng nhĩ do tình trạng nhiễm trùng này gây nên có thể tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
Viêm mê cung, hay viêm mê nhĩ, là một chứng rối loạn tai trong có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút do các bệnh từ đường hô hấp.
Một số nguyên nhân phổ biến khác gây đau tai bao gồm:
Thay đổi áp suất đột ngột khi đi máy bay có thể gây ù tai, đau tai
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của đau tai, bao gồm:
Điều trị đau tai tại nhà
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau tại nhà nhằm giảm đau tai, chẳng hạn như:
Điều trị y tế
Nếu bạn bị nhiễm trùng tai, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai hoặc cả hai trong một số trường hợp.
Ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện, đừng tự ý ngưng thuốc. Cần lưu ý rằng phải hoàn thành toàn bộ đơn thuốc để đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.
Trong trường hợp ráy tai tích tụ gây đau tai, bạn có thể được nhỏ một loại thuốc làm mềm ráy tai. Sau đó ráy tai có thể tự rơi ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể loại bỏ ráy tai qua quy trình rửa tai hoặc sử dụng một thiết bị hút chuyên dụng để loại bỏ ráy tai.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể điều trị trực tiếp hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ), nhiễm trùng xoang và các nguyên nhân gây đau tai khác để cải thiện tình trạng đau tai.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trong trường hợp bạn hoặc con bị sốt từ 40 độ C trở lên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Đối với trẻ sơ sinh, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ C.
Bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bị đau dữ dội đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của thủng màng nhĩ.
Ngoài ra, nếu bất cứ triệu chứng nào sau đây xuất hiện, hãy liên hệ với bác sĩ:
Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau tai không thuyên giảm hoặc nặng hơn sau 24 đến 48 giờ.
Phòng ngừa đau tai
Một số chứng đau tai có thể phòng ngừa được, bạn có thể thử các biện pháp phòng ngừa sau:
Cử Nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT